Người viết: Hoàng Ngọc Anh
Những ngày qua luôn là những bài báo về xung đột giữa chính quyền Hà Nội và người dân xã Đồng Tâm và đứng đầu là cụ Lê Đình Kình. Tuy nhiên hầu như mọi người đã quên đi những sai phạm của chính quyền cấp xã ở Đồng Tâm cũng như trách nhiệm của họ trong toàn bộ sự việc này. Việc bắt nguồn từ năm 1980 khi chính quyền cho thuê đất ở Đồng Sênh để làm nông nghiệp. Còn đó những mập mờ khi hợp đồng thuê đất không rõ ràng, trong khi nay giao đất cho tập đoàn Viettel, các chính quyền xã lại khăng khăng khẳng định đây là đất Quốc phòng. Sai phạm của chính quyền xã Đồng Tâm chưa dừng lại ở đấy.
Năm 2011, thực hiện chương trình nông mới, chính quyền xã Đồng Tâm thực hiện đồn điền đổ thừa lãnh đạo xã đã “bỏ riêng” một phần lớn diện tích vào quỹ đất 5% và tự ý chia nhau sử dụng. Theo tính toán của người dân, quỹ đất “bỏ riêng” lên tới 194ha, tương đương… 40% quỹ đất toàn xã.
“Đất vàng” của ông Bí thư xã Đồng Tâm chiếm dụng trái phép cho một đơn vị sản xuất bê-tông xây dựng nhà xưởng trên đất trồng hoa màu. Mảnh đất rộng nhiều ngàn m2 này nằm ngay trên mặt tỉnh lộ 429.
Tiếp đến chính quyền xã còn dùng đất sai mục đích khi dùng đất nông nghiệp cho các doanh nghiệp thuê mở lò gạch, xây dựng trên đất hoa màu gây ô nhiễm môi trường. Việc cho thuê, giao thầu buông lỏng, nguồn thu không được công khai bỏ vào quỹ của xã. Điều này đã làm nhiều người dân bức xúc
“Thửa đất của gia đình ông Nguyễn Văn Sơn, bí thư xã Đồng Tâm sở hữu, rộng hơn 3.000m2, có mặt tiền giáp tỉnh lộ 429 rộng vài chục mét, chạy sâu cả trăm mét.
Ông Sơn dựng một căn nhà sàn, xung quanh là cây cảnh… để làm khu nghỉ dưỡng cho gia đình. Tuy nhiên, sau khi người dân phản ánh, ông Sơn cho dỡ ngôi nhà sàn, nhưng lại tiếp tục cho một doanh nghiệp chuyên đúc bê-tông thuê làm nhà xưởng. Họ xây nhà kiên cố trên đất nông nghiệp khiến người dân rất bức xúc” – ông Kình bức xúc.
Chưa dừng lại ở đó các quan xã ai cũng sở khu đất hàng nghìn mét vuông cho thuê, xây nhà hay dựng trang trại thu lợi bất chính.
Đất hoa màu dọc tỉnh lộ 429 đi qua xã Đồng Tâm bị sử dụng sai mục đích, cho thuê mặt bằng xây dựng nhà xưởng.
Chị Lê Thị Loan, xóm 12, xã Đồng Tâm cho hay: “Khoảng năm 2004, gia đình chị có thửa ruộng 12 thước nằm trong khu vực lò gạch bây giờ. Khi đó, chủ lò gạch, ông Nguyễn Văn Sự đứng ra thuê đất của gia đình chị, mỗi vụ trả 1,5 tạ thóc.
Tuy nhiên, mấy năm gần đây, nhân việc dồn điền đổi thửa, ông Sự đã “thâu tóm” ruộng của gia đình mình thành một, và chuyển đổi thành lò gạch quy mô lớn với diện tích 4 – 5.000m2”.
Khi Huyện ủy, UBND huyện Mỹ Đức vào cuộc mặc dù đất đã được trả lại đúng vai trò của nó, những sai phạm của các thành viên cấp xã Đồng Tâm vẫn chưa được xử lý rõ ràng. Tất cả vẫn chỉ dừng lại ở những câu khẩu hiệu chung chung.
Bí thư huyện Mỹ Đức cũng khẳng định, việc xử lý sai phạm của các cán bộ xã cũng sẽ được làm nghiêm minh.
“Chúng tôi sẽ xem xét mức độ sai phạm của các cá nhân để từ đó có mức xử lý tương xứng. Huyện ủy, UBND huyện không bao che bất cứ trường hợp cán bộ nào”.
Rồi chỉ là những cảnh cáo, khiển trách và kiểm điểm và tự kiểm điểm như đúng đường lối chính sách của Đảng. Còn sai phạm, bản thân các chính quyền cấp xã đã lợi dụng quyền để đút đầy túi mình, chiếm đoạt tài sản công thì không hề bị truy tố bởi pháp luật. Đó chính là căn nguyên cho những vụ việc lớn sau này tại xã Đồng Tâm./.
Leave a Comment