Quảng Cáo

Rủi ro kinh tế Việt Nam năm 2020

Quảng Cáo

Sơn Ngọc lược dịch – VNTB|

Việt Nam sẽ giữ chức vụ Chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 2020, trong bối cảnh căng thẳng giữa các quốc gia thành viên với Trung Quốc ở Biển Đông.

Việt Nam cũng là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.

Việt Nam cũng phân bổ nhân sự trước thềm Đại hội Đảng vào đầu năm 2021.

Việt Nam cũng là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung năm 2019.

Theo Cục Thống kê Việt Nam, GDP năm 2019 của Việt Nam là 7%, và dự kiến sẽ tăng 6,6-6,8% vào năm 2020.

Hiệp định thương mại tự do với Âu châu (EVFTA) có thể sẽ có hiệu lực vào năm 2020 và dự kiến thu hút nhiều nhà đầu tư mới và mở rộng thương mại Việt Nam cho tại các thị trường tiềm năng.

Nhưng bất chấp những sự kiện chính trị [kinh tế] nêu trên, Đảng và các nhà hoạch định chính sách [đảng-nhà nước Việt Nam] sẽ vấp sai lầm khi bỏ qua các vấn đề dài hạn khác khiến có thể khiến Việt Nam rơi vào cái gọi là “bẫy thu nhập trung bình”, dẫn đến nguy cơ già đi trước khi giàu.

Dân số già đi nhanh chóng khiến Việt Nam gặp rủi ro nhiều hơn so với tốc độ già ở Thái Lan hay Trung Quốc là các quốc gia đang cạnh tranh với Việt Nam về đầu tư nước ngoài .

Theo báo cáo “Việt Nam 2035” của Ngân hàng Thế giới, nếu GDP hàng năm vẫn duy trì ít nhất 6%, GDP bình quân đầu người sẽ đạt 18.000 Mỹ-kim vào năm 2035. Tương tự trong một nghiên cứu khác, trường hợp GDP đạt 5% thì thu nhập bình quân đầu người sẽ ở mức 15.000 Mỹ-kim vào năm 2035.

“Mục tiêu tăng trưởng lý tưởng” của Chính phủ Việt Nam là 7% mỗi năm và đến năm 2035, GDP bình quân đầu người sẽ đạt khoảng 22.200 Mỹ-kim, tương đương với Hàn Quốc năm 2002.

Hiện chưa rõ các nhà hoạch định kinh tế của Việt Nam có tính đến cách tránh “bẫy thu nhập trung bình” ra sao như thoái vốn ở các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, và tiếp tục tranh các khoản vay của các ngân hàng với khu vực tư nhân.

“Tư nhân hóa” các doanh nghiệp nhà nước hay cổ phẩn hóa doanh nghiệp, được coi là chìa khóa để huy động vốn cho kho bạc có xu hướng chậm lại trong những năm gần đây, và năm 2019 là năm đặc biệt tồi tệ đối với các đợt hành công khai lần đầu chứng khoán (IPO).

Trong chín tháng đầu năm nay, không có công ty tư nhân nào được niêm yết cổ phiếu và đã hoãn dự định niêm yết một số công ty nhà nước.

Chính trị là một yếu tố làm chậm quá trình tư nhân hóa. Ví như, thanh tra nhà nước thường đánh giá quá cao tài sản của các doanh nghiệp nhà nước được lên kế hoạch tư nhân hóa và họ sợ rằng họ có thể bị tù nếu làm thất thoát tiền cho nhà nước do định giá thấp hơn.

Trong những năm gần đây, quá trình chống tham nhũng cấp cao đã khiến nhiều cựu giám đốc doanh nghiệp nhà nước sa lưới vì tham nhũng hay có thể vì mâu thuẫn phe phái.

Chính phủ Thủ tướng [Nguyễn Xuân Phúc] cố đảm bảo kế hoạch tư nhân hóa đi đúng hướng và vào tháng Tám sau khi phê duyệt danh sách các doanh nghiệp nhà nước sẽ được cổ phần hóa vào cuối năm 2020.

Trong đó có ít nhất 35% cổ phần của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn MobiFone (MobiFone) và Tập đoàn Hóa chất Quốc gia Việt Nam (Vinachem) và ít nhất 50% cổ phần của Công ty Phát điện Việt Nam 1 (EVN Genco 1) và Công ty điện lực 2 (EVN Genco 2).

Nhóm doanh nghiệp đã được dự định tư nhân hóa trước đây vào năm 2020 là Tổng công ty sản xuất thăm dò dầu khí (PVEP), Công ty thuốc lá quốc gia Việt Nam (Vinataba), Công ty TNHH phát triển công nghệ cao Hòa Lạc (HHTP), Tập đoàn công nghiệp tàu thủy (SBIC); EVN Genco 3 đã bị trì hoãn niêm yết cổ phiếu do nhiều vấn đề.

Tuy nhiên, việc chậm thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước sẽ gây ra các rủi ro tài chính lớn hơn. Chính sách cho vay tài chính vẫn thiên vị khu vực công nhiều hơn là khu vực tư nhân, khi các khoản vay được dùng để nuôi vô số các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả và trì trệ.

Báo cáo do Ngân hàng Thế giới công bố vào tháng 12 cho biết, nếu Việt Nam tham gia vào ngành sản xuất kỹ thuật cao, thì cần phải sửa đổi hệ thống để cung cấp thêm tín dụng cho các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong khi đó, Google và Singapore Wealth Fund Temasek dự đoán hồi tháng 10 rằng kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam có thể đạt 43 tỷ Mỹ-kim vào năm 2025, so với 12 tỷ Mỹ-kim năm 2019.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này thì cần thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn vào các lĩnh vực công nghệ liên quan và khoản tài trợ có thể phải tuân theo các quy định của Luật an ninh mạng, buộc các công ty công nghệ nước ngoài phải kiểm duyệt nội dung được coi là chống chế độ và lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam dự định công bố kế hoạch phát triển ngành CNTT vào đầu năm 2020, có hoặc không thể xác định các chính sách mở rộng tín dụng trong nước cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đầy triển vọng và các doanh nghiệp công nghệ khác ra sao.

Các nhà phân tích cảnh báo rằng những thay đổi pháp lý khác trong năm 2020 cũng có thể hạn chế đầu tư nước ngoài.

Luật thuế mới dự kiến sẽ đơn giản hóa các khoản thanh toán và thu nợ sẽ có hiệu lực vào tháng 6, năm 2020, nhưng câu hỏi vẫn là làm thế nào để áp dụng luật có hiệu quả.

Bộ Luật lao động sửa đổi trao nhiều quyền lao động hơn và có thể hoặc không thể hấp dẫn các nhà đầu tư.
Một vấn đề chung mà các nhà hoạch định kinh tế phải đối mặt là cần có nhiều cải cách và thay đổi cần thiết để tăng năng suất và thu hút đầu tư nhưng không nhất thiết phải được người lao động trong nước chào đón như biện pháp mới để tăng tuổi lao động, nghỉ hưu.

Đồng thời, việc tăng cường tư nhân hóa sẽ gây khó chịu cho những “nhóm quyền lực” trong đảng, vốn đã trở nên giàu có trong những năm qua do được tài trợ và tham nhũng từ các doanh nghiệp nhà nước.

Vì vậy, trong năm mà các đảng viên tranh giành chức vụ trước Đại hội Đảng năm 2021 và lãnh đạo đảng nhắm tới việc tạo dấu ấn trên trường quốc tế, sẽ là rất thú vị chứng kiến nhiều thách thức kinh tế cấp bách của Việt Nam.

Nguồn: https://www.asiatimes.com/2020/01/article/downside-risks-abound-for-vietnams-2020-economy/

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux