Quảng Cáo

Nền kinh tế vận hành kiểu “nước hoa thanh hương“

Quảng Cáo

Đỗ Ngà|

Nếu tôi có 50 đồng vốn chủ sở hữu, tôi vay 50 đồng với lãi suất 10% nữa để làm ăn. Với tổng cộng 100 đồng đó tôi làm ra thêm 10 đồng giá trị gia tăng. Trong 10 đồng giá trị gia tăng đó, tôi trả lãi vay 5 đồng, đóng thuế 2 đồng, còn lại 3 đồng bỏ túi. Nhưng nếu tôi có 20 đồng, tôi vay ngân hàng 80 đồng. Và khi đó với 10 đồng giá trị gia tăng tôi phải trả lãi ngân hàng 8 đồng, còn 2 đồng tôi đóng thuế, cuối cùng doanh nghiệp làm ăn không có lãi.

Điều đó nói lên ý nghĩa gì? Đó là việc làm ăn của bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần đi vay để mở rộng sản xuất, nhưng phải vay cỡ nào thì doanh nghiệp mới có đồng lời chứ còn vay quá nhiều mà vốn chủ sở hữu lại ít thì tính rủi ro rất cao. Nghĩa là chỉ cần một biến động nhỏ thì doanh nghiệp có thể ngã nhào.

Vụ án nước hoa Thanh Hương là một hình mẫu về kiểu kinh doanh vay nhiều lãi cao kéo theo hậu quả của nó là phá sản. Chuyện như thế này: Để phục vụ thú ăn chơi bạt mạng, Nguyễn Văn Mười Hai lúc đó đã huy động tiền bằng cách vay nhiều đối tượng số tiền rất lớn với lãi suất cắt cổ 15%/ tháng. Chính vì lãi suất cao như thế nên bà con tiểu thương đã ôm tiền cho ông ta vay rất nhiều. Vì vay nhiều và lãi suất lớn nên dù cho làm ăn như thế nào thì giá trị gia tăng của hãng nước hoa không thể nào đủ để trả khoản lãi cắt cổ mà Nguyễn Văn Mười Hai đã vay nên ông ta đã phải vay khoản vay mới để trả nợ cũ. Kết quả là, công ty nước hoa Thanh Hương giải thể vì vỡ nợ, Nguyễn Văn Mười Hai vào tù và các chủ nợ thì mất trắng khoản tiền cho vay.

Nguyễn Văn Mười Hai & nước hoa Thanh Hương

Ngày 04/01/2020 trên tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn có bài viết “Khi nền kinh tế làm ra trong 1 năm chưa đủ trả lãi nợ vay” đã cho biết, khối doanh nghiệp Việt Nam đang nợ 3 lần GDP, tức 300% GDP. Kinh khủng! Đấy là chưa kể đến khoản nợ 52% GDP của chính phủ. Để so sánh mức độ mong manh của nề kinh tế Việt Nam thì xin mời mọi người tham khảo bài viết “Cảnh báo khối nợ của doanh nghiệp Mỹ lên mức kỷ lục mới” đã đăng trên tờ Đầu Tư Chứng Khoán ngày 29/07/2019. Bài viết này cho hay, khối nợ của các doanh nghiệp Mỹ đã tăng lên đến 48% GDP, tăng 4% so với trước đó 11 năm.

Khối doanh nghiệp ở Mỹ nợ chỉ có 48% GDP mà đã cho là “cao”, thì với khoản nợ 300% GDP của các doanh nghiệp Việt thì có thể nói rằng, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải làm ra chỉ để trả lãi và hoàn toàn mất khả năng tự nuôi lớn mình. Thêm một yếu tố nữa quan trọng không kém, đó là lãi suất cơ bản của Mỹ chỉ có 4,75% còn lãi suất ưu đãi của Việt Nam thì trung bình đến 10%. Nói tóm lại, nền kinh tế Mỹ vay thì ít mà lãi suất lại thấp, còn nền kinh tế Việt Nam vay thì nhiều mà lãi suất lại cao nên doanh nghiệp ở Việt Nam khó phát triển là vậy. Bài báo này cũng cho biết, nền kinh tế Việt Nam đang vận hành theo cơ chế “nước hoa Thanh Hương” nghĩa là chỉ đi vay làm ăn và để trả nợ rồi chờ phá sản.

Để hiểu rõ hơn ta có thể chia nền kinh tế Việt Nam thành 3 nhóm: nhóm thứ nhất là nhân dân – kẻ cho ngân hàng vay; nhóm thứ 2 là ngân hàng – kẻ cho doanh nghiệp vay; nhóm thứ 3 là doanh nghiệp – kẻ vay tiền của ngân hàng để làm ăn. Nếu giả sử doanh nghiệp vay quá nhiều và với lãi suất cao đến nỗi giá trị gia tăng làm ra không đủ trả lãi ngân hàng thì kết quả là họ sẽ bị phá sản. Mà doanh nghiệp phá sản thì tiền đâu trả nợ cho ngân hàng? Mà nếu hàng loạt doanh nghiệp không trả nợ cho ngân hàng dẫn tới ngân hàng cũng phá sản luôn. Mà ngân hàng phá sản thì nhân dân – những kẻ gởi tiền vào ngân hàng cũng mất sạch tiền tiết kiệm. Như vậy nếu doanh nghiệp Việt Nam cứ duy trì cách làm ăn kiểu “nước Hoa Thanh Hương” thì có thể nói, nền kinh tế Việt Nam rất mong manh. Không biết chính quyền CS sẽ chống đỡ tình trạng này như thế nào thôi.

Cũng xin nhắc lại, bài báo “Kinh tế Việt Nam: Nguồn lực thì yếu, sử dụng lại kém hiệu quả” đã được đăng trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn ngày 17/12/2019 có đoạn trích như sau “số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy cả nền kinh tế có 1 đồng vốn chủ sở hữu thì có tới 2,5 đồng nợ phải trả. Nếu tính riêng khu vực trong nước, bao gồm doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, cứ có 1 đồng vốn chủ sở hữu thì có 2,8 đồng là nợ phải trả; riêng khu vực doanh nghiệp nhà nước, có 1 đồng vốn chủ sở hữu thì có đến 4,2 đồng là nợ phải trả; riêng khu vực FDI thì có 1 đồng vốn chủ sở hữu chỉ có 1,6 đồng là nợ phải trả”.

Như vậy qua đây chúng ta thấy gì? Tổng số nợ của các doanh nghiệp ở Việt Nam là 300% là hoàn toàn có sở. Một nền kinh tế đã đến hồi nó làm ra không đủ trả nợ đến nỗi vay nợ mới trả nợ cũ thì có thể nói, cơ hội phát triển không còn nữa mà chính quyền hiện nay đang cố gắng xoay sở để chống đỡ. Mà như ta biết, tập sự phát triển của các doanh nghiệp thì nó sẽ tạo nên sự phát triển đất nước. Khi doanh nghiệp Việt chủ yếu làm ăn kiểu “nước hoa Thanh Hương” thì cuối cùng đất nước sẽ phát triển như thế nào nhỉ? Có thể nói, ĐCS không để cho nền kinh tế không phá sản là may rồi chứ phát triển thế nào được? ĐCS Việt Nam, một tổ chức chính trị không có năng lực quản trị quốc gia./.

Tham khảo:

https://tinnhanhchungkhoan.vn/…/canh-bao-khoi-no-cua-doanh-…

https://www.thesaigontimes.vn/…/khi-nen-kinh-te-lam-ra-tron…

https://www.thesaigontimes.vn/…/kinh-te-viet-nam-nguon-luc-…

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux