Pháp quyền nghĩa là chính quyền là công cụ của luật pháp. Chính quyền phải làm đúng những gì luật pháp quy định, chính quyền luôn chịu sự kiểm soát của luật pháp. Chính vì thế những phiên tòa trong một nhà nước pháp quyền nó luôn là những cuộc chiến pháp lý giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, không việc gì bên gỡ tội phải xin quan tòa giảm hoặc miễn tội được. Nếu quan tòa động lòng tha cho anh trong khi đã có đầy đủ bằng chứng phạm tội của anh, thì khi đó chính quan tòa sẽ là người phạm pháp, cho nên muốn nhẹ tội thì anh phải thuê luật sư giỏi để họ biết khai thác những điểm có lợi trên luật pháp và bằng lập luận sắc bén của họ che chở cho anh. Chính vì thế mà làm công dân trong một nhà nước pháp quyền thì họ luôn được luật pháp bảo vệ.
Bạo quyền nghĩa là pháp luật là một thứ công cụ của chính quyền mà thôi. Mà đã là công cụ thì điều đó cũng có nghĩa là có lúc anh dùng đến và có lúc anh vứt nó đi. Nó giống như đồ tể xẻ thịt lợn vậy, có lúc anh ta dùng dao lam cạo lông, có lúc anh dùng dao lớn để chặt xương, và có lúc anh ta chẳng dùng dao gì cả mà dùng 2 bàn tay của mình vv.. Tương tự vậy, trong một nhà nước bạo quyền thì luật pháp chỉ được dùng khi nó mang lại lợi ích cho chính quyền hoặc cho kẻ nắm giữ quyền lực mà thôi. Trong tình huống dùng luật pháp không có lợi thì họ sẽ vứt nó sang một bên và vơ lấy con dao quyền lực của mình để xử lý những tình huống ngoài phạm vi pháp luật. Chính vì thế mà làm công dân của một nhà nước bạo quyền người ta không hề được che chở mà ngược lại, họ rất bất an.
Trước sức mạnh pháp luật thì người ta đấu tranh pháp lý để có bản án công bằng, nhưng trước sức mạnh quyền lực thì người ta chỉ còn cách van xin kẻ nắm giữ quyền lực ấy nương tay mà thôi. Vì thế, khi những tòa án tham nhũng ở Việt Nam được mở, thì các vị quan tham trước tòa tự hiểu rằng, chỉ có van xin tổng bí thư để mua lấy lòng cảm động của ông ta thì cơ hội được giảm án còn lớn hơn việc mướn hàng chục hàng trăm luật sư giỏi bào chữa. Chính Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, và Nguyễn Bắc Son là hiểu hơn ai hết giá trị lớn lao của “lời xin lỗi” hay “sự ăn năn” đó.
Ông Nguyễn Phú Trọng với tư thế một kẻ đứng trên luật pháp khiến mọi quan chức đứng trước tòa phải quỳ gối xin ân huệ thì có thể nói, ông ta hiện thân là một hoàng đế giống như những triều đại phong kiến từ ngàn năm trước. Ngày nay ông Nguyễn Phú Trọng còn lấy những lời van xin của các quan tham ấy để minh chứng cho sự “nhân đạo” của nhà nước “Pháp Quyền XHCN” của ông ta thì điều đó cho thấy, chính ông ta cũng hoàn toàn không hiểu gì về nhà nước pháp quyền. Và tất nhiên những người lãnh đạo kế tiếp ông ta cũng sẽ không thể hiểu được vì họ đều là những kẻ được nuôi lớn lên trong cái lò Mác Lê như ông. Cả một đảng không hiểu nổi ý nghĩa của nhà nước pháp quyền nhưng đang giành độc quyền dẫn dắt dân tộc Việt Nam, và hô hào tiến đến mục tiêu này mục tiêu nọ thì chắc chắn cuối cùng cũng chẳng đi tới đâu.
Hiện nay chuyện cầu cứu vua chúa phá luật ban ân huệ đã được các nước dân chủ lâu đời như Anh, Hà Lan cho vào dĩ vãng nhiều thế kỷ rồi, thế nhưng đến nay Việt Nam vẫn còn áp dụng. Mà còn nguy hiểm hơn, những hành động dùng quyền lực thọc vào tư pháp bóp méo mọi bản án ấy lại được ông tổng bí thư xem là sự “nhân đạo” thì có thể nói, xã hội Việt Nam sẽ không bao giờ bình yên. Bình yên sao được khi mà tòa án có thể giảm án cho kẻ trọng tội hoặc tăng án với kẻ nhẹ tội chỉ vì lệnh miệng? Bình yên sao được khi kẻ đáng chết được tự do ngoài xã hội còn kẻ vô tội lại bị tuyên án tử khi tòa nhận lệnh miệng từ thế lực chính trị nào đó? Vụ án Hồ Duy Hải, Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén chỉ là phần nổi được phanh phui, còn phần chìm vì không ai có thể thống kê nổi. Đó là tòa án cho dân, còn với tòa án với bị cáo là quan chức thì như ta thấy, các ông quan này luôn cố van xin tổng bí thư thương tình thì đủ thấy ngành tư pháp Việt Nam bát nháo như thế nào? Tư pháp được định hình bằng luật pháp thì tư pháp đó bảo vệ con người, nhưng tư pháp không còn được định hình bằng khung luật pháp mà nó có thể bị bóp méo bởi bất kỳ một thứ quyền lực nào thì rõ ràng xã hội đó là một xã hội bất an.
Con người ta giác ngộ khi tri thức xâm nhập được vào não, với ĐCS thì như ta biết họ chỉ gói gọn hiểu biết của mình trong mớ Mác Lê độc hại mà không chịu mở một khe hẹp nào để cho bất kỳ một luồng tri thức nào có thể xâm nhập thì có thể nói, Việt Nam đã bị ĐCS bít kín mọi con đường dẫn đến văn minh tiến bộ. Sống dưới sự cai trị của CS, người dân phải luôn đối diện với sự bất an thường trực. Và sự bất an này không chừa một ai, với ngay cả những quan chức nắm trong tay đầy quyền lực cũng bất an nốt, vì sao? Vì đơn giản, quan chức CS hầu như chẳng ai có ý thức sống theo luật pháp cả, ngay cả ông tổng bí thư còn không ý thức được thì còn ai trong đảng ý thức? Cho nên, có thể nói trong đảng, các thế lực luôn tìm cách kéo bè kết cánh chia phe sát phạt loạn xạ theo nguyên tắc mạnh thắng yếu thua
Hiện nay trên mạng lại xuất hiện danh từ “Sới Chọi Chó” để chỉ đấu trường tranh quyền đoạt lợi của giới quan chức CS. Một đấu trường không có bóng dáng của pháp luật, nơi này, những đồng chí CS với nhau luôn nhe nanh giương vuốt gầm gừ và canh tử huyệt của đối thủ để lao vào triệt hạ thì đó khác nào là một Sới Chọi Chó? Chúng ta hãy nghĩ xem, khi mà một đất nước bị cai trị bởi một Sới Chọi Chó như thế thì có phát triển dược không? Và thực tế đã cho câu trả lời./.
Leave a Comment