Quảng Cáo

Chính sách quốc phòng có lợi cho Tàu

Quảng Cáo

Đỗ Ngà|

“Muốn có hòa bình thì chuẩn bị chiến tranh” có nghĩa là để đất nước yên ổn thì quân sự phải hùng mạnh. Ở đây chúng ta thấy ý của câu ngạn ngữ không phải là củng cố quốc phòng để gây chiến mà là để kẻ khác không dám gây với mình. Câu cổ ngữ này người ta cho là đã xuất hiện từ thời cổ đại, nhưng phải nói nó không bao giờ sai. Như ta biết, để quân sự hùng mạnh thì có 2 cách, hoặc tự củng cố sức mạnh quân sự bằng cách hiện đại hóa quân đội hoặc liên minh với một thế lực quân sự khác.

Việc tự củng cố sức mạnh quân sự thích hợp cho một đất nước có tiềm lực quân sự lớn, ngang ngửa với nước đối nghịch. Lấy ví dụ như giữa Nga và Trung Quốc, Trung Quốc có hạt nhân thì Nga cũng có nên việc Nga tự củng cố sức mạnh quân sự của mình là cách làm thích hợp. Và thực tế, giữa Nga và Trung Quốc chẳng ai muốn đụng tới ai, nhưng rõ ràng bên này luôn tìm cách hiện đại hóa quân đội, cố chạy đua vũ trang để giành lấy vị thế thứ 2 sau Mỹ.

Đấy là chuyện Nga và Trung Quốc, còn nếu giữa Hàn Quốc và Trung Quốc thì sao? Hàn Quốc không có hạt nhân còn Trung Quốc thì có, như vậy dù cho Hàn có củng cố sức mạnh quân sự như thế nào thì họ cũng không phải là đối thủ của Trung Quốc. Vậy nên, để cân bằng với phía đối nghịch, Hàn đã chọn cách liên minh quân sự với Mỹ. Tương tự vậy, Nhật Bản cũng đang liên minh quân sự với Mỹ.

Qua đây chúng ta thấy, rõ ràng Nga là anh có võ, nên tự tập luyện thì có cho vàng anh Tàu cũng không dám gây sự. Còn Hàn Quốc vì biết mình không thể đọ với ông Trung Cộng nên đã chọn cách mời anh Mỹ vào nhà mình ở để hỗ trợ mình canh giữ ông Tàu. Vậy thì câu hỏi đặt ra là, Việt Nam có phải là ông có võ công cao cường như Nga hay không mà dám đứng một mình nghênh chiến? Rõ ràng ở đây ai cũng thấy, Việt Nam không hề có chút võ công nào nhưng chọn cách đứng một mình nghênh chiến tên cao thủ Tàu thì quả là cách làm không biết lượng sức mình.

Năm 2015, bên lề hội nghi Shangri La, trong một lần trả lời phỏng vấn của đài BBC Việt Ngữ, Nguyễn Chí Vịnh có nói “Xung đột vũ trang là hiểm họa cho các quốc gia. Cả khu vực và cả cộng đồng quốc tế lo ngại về vấn đề đó xảy ra. Mà khi đã xung đột thì không bên nào có lợi cả, nhất là trong tình hình thế giới hiện nay. Cho nên, khi đặt vấn đề xung đột là quá sớm vào lúc này. Tuy nhiên chúng ta nhìn nhận vấn đề đúng bản chất của nó, thực ra rất đáng quan ngại. Thì ở đây hàng loạt các văn bản luật pháp quốc tế nó trở nên vô giá trị”. Nếu đem lời nói của ông Vịnh so sánh với chính sách 4 không của Bộ Quốc Phòng Việt Nam thì chúng ta thấy nó hiện ra 2 mâu thuẫn.

Mâu thuẫn thứ nhất: Trong lời phát biểu ấy, ông Vịnh cho rằng “xung đột thì không bên nào có lợi cả”, nhưng liệu rằng có vậy không thì trước hết, chúng ta nên xem xét nội dung của chính sách 4 không đã:“Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Rõ ràng là với chính sách này, Việt Nam đã quyết định đứng một mình dù biết rằng so với Trung Quốc mình hoàn toàn là kẻ không có võ công. Vậy thì câu hỏi đặt ra là, với một kẻ vừa không có võ công vừa không muốn người khác giúp mình, liệu rằng khi xảy ra xung đột với một cao thủ võ công như Tàu Cộng thì làm sao có chuyện “không bên nào có lợi” được?

Mâu thuẫn thứ nhì: Ông Nguyễn Chí Vịnh định cho rằng, nếu xảy ra xung đột thì lúc đó “hàng loạt các văn bản luật pháp quốc tế nó trở nên vô giá trị”. Qua lời nói này, rõ ràng ông Vịnh đã có nhận xét đúng. Như ta biết, mỗi khi Trung Quốc xâm phạm vùng lãnh hải Việt Nam thì người phát ngôn bộ ngoại giao lại nói “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở biển Đông được xác lập phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982”. Thế nhưng dù cho phía Việt Nam hót khản giọng, dù cho lặp lại hàng trăm lần thì phía Trung Cộng vẫn xem những thứ đó không có giá trị. Như vậy câu hỏi đặt ra là, khi Trung Cộng xem luật quốc tế như mớ giấy lộn và Việt Nam thì đang bất lực, thì tại sao Việt Nam lại thực hiện chính sách 4 không từ chối liên minh quân sự với nước khác? Một chính sách rất có lợi cho Trung Cộng và đặt đất nước trong một tình thế nguy hiểm thường trực.

Thật sự hiện nay ban tuyên giáo ĐCS luôn mở hết công suất để bao biện cho chính sách tự sát này, nhưng dù có bao biện thế nào thì cũng không thể giấu được tử huyệt của nó. Thực ra ai cũng dễ dàng nhìn ra, đây là một chính thuần phục Tàu trong lĩnh vực quốc phòng mà thôi. Chính sách này rất bất lợi cho đất nước nhưng nó sẽ làm cho Trung Quốc rất hài lòng. Việc các thành phần lãnh đạo ĐCS Việt Nam toàn những kẻ thân Tàu thì không cần phải bàn cãi. Những chính sách kinh tế để Tàu chi phối Việt Nam thì cũng đã quá rõ ràng. Ấy vậy mà lại thêm chính sách quốc phòng có lợi cho Tàu thì rõ ràng, hiện nay cả kinh tế – chính trị – quân sự đều nằm trong tay Tàu Cộng. Đó chính là cách mà ĐCS xây dựng nền “độc lập” cho Việt Nam đó! Mọi người thấy đắng không?

-Đỗ Ngà-

Tham khảo phát biểu của Nguyễn Chí Vịnh sở đây:
https://www.facebook.com/watch/?v=3058106037552190

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux