Những ngày cuối năm 2019, trong khi các báo Nhà nước tung hô thành tựu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt gần 7% năm nay thì Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service (viết tắt là Moody’s) lại hạ bậc mức tín nhiệm tín dụng của Việt Nam. Tổ chức này đã điều chỉnh từ mức tín nhiệm Ba3 Triển vọng xuống còn mức Ba3 Tiêu cực. Thực ra, mức Ba3 đã là quá thấp rồi, ấy vậy mà ông Moody’s này lại hạ xuống mức xấu nhất trong Ba3. Việc hạ mức tín nhiệm như thế này tất nhiên làm cho Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc xin vay các tổ chức tài chính thế giới sẽ khó khăn hơn, cho nên Bộ tài Chính CS Việt Nam đã phải rống cổ cãi chày cãi cối. o
Đầu tư khác với đầu cơ. Đầu tư nghĩa là dùng tiền để làm ra giá trị gia tăng cho xã hội, khi nhà đầu tư làm ra của cải thì xã hội cũng sẽ giàu lên. Nhưng đầu cơ thì khác, đầu cơ nghĩa là không phải dùng tiền để làm ra giá trị gia tăng cho xã hội mà họ chỉ dùng đồng tiền của mình để tước bỏ cơ hội của mọi người nhằm giàu cho riêng họ mà thôi. Khi những kẻ đầu cơ giàu có thì tất nhiên xã hội sẽ khó khăn hơn. Điều khác biệt của đầu tư và đầu cơ là chỗ đó, một kẻ là cống hiến còn kẻ kia lại tước đoạt. Tuy nhiên, ở Việt Nam, những hành động đầu cơ luôn khoác lên mình cái mác “đầu tư” chứ chẳng ai thừa nhận mình là đầu cơ cả. Hình thức làm giàu của nhóm doanh nghiệp nhà nước và nhóm doanh nghiệp sân sau là những hình thức đầu cơ chứ không phải đầu tư. Thông qua các chính sách thiên vị, Chính phủ đã ưu đãi cho doanh nghiệp quốc doanh và các doanh nghiệp thân hữu để nhóm này tước bỏ cơ hội của các doanh nghiệp chân chính. Đó là bản chất của nền kinh tế Việt Nam được nhào nặn bởi bàn tay ĐCS.
Thang mức tín nhiệm tín dụng của Moody’s được chia làm 2 bậc, gồm Bậc Đầu tư và Bậc Đầu cơ. Trong bậc đầu tư có 10 mức được xếp từ Aaa đến Baa3. Còn bậc đầu cơ có 11 mức được xếp từ Ba1 đến C. Việt Nam đang ở mức Ba3. Hiện tại Việt Nam đang ở rất xa mức Aaa, cách mức này đến 13 mức – một khoảng cách xa vời vợi. Nền kinh tế Việt Nam có tính đặc thù rồi, nó là nền kinh tế nổi lên do vay nợ đồng thời chính phủ đang tạo ra cơ hội một cách bất công bằng cách ưu ái cho những doanh nghiệp đang làm lợi cho đảng và làm giàu cho quan chức, đồng thời tước bỏ cơ hội cho nhóm doanh nghiệp tư nhân khác. Dưới bàn tay cai trị của ĐCS, Việt Nam sẽ không bao giờ có mức tín nhiệm được xếp vào bậc “đầu tư” được.
Moody’s cho biết, họ hạ mức tín nhiệm Việt Nam vì Chính phủ này chậm trả các khoản vay bảo lãnh. Nói trắng ra là những ông doanh nghiệp quốc doanh đã phá sạch tiền vay và mất khả năng trả nợ làm Chính phủ kham không nổi nên mới xảy ra như vậy. Như ta biết, cách đây 2 năm đã xảy ra tranh cãi việc, tại sao Chính phủ lại gạt khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước ra khỏi nợ công tại một kỳ họp Quốc hội. Câu hỏi được đặt ra bởi đại biểu Trương Trọng Nghĩa. Thế nhưng cho tới nay, chính phủ cứ giữ nguyên quan điểm là không tính khoản 146,1% GDP vào nợ công. Vậy câu hỏi đặt ra là, chính phủ quyết gạt bỏ khoản nợ khổng lồ đó là vì mục đích gì? Không mục đích nào khác ngoài việc mị dân rằng, nợ công Việt Nam vẫn nằm trong mức “an toàn”. Và thực tế, dù cho Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có gạt số nợ này ra thì Moody’s vẫn quy trách nhiệm cho chính phủ. Vậy thì rõ ràng, ông Trương Trọng Nghĩa đã đúng và Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã lộ rõ bản chất.
Chuyện nực cười ở đây là ông Bộ tài Chính CS Việt Nam đã rống cổ cãi Moody’s với đại ý rằng “Nè! Tao có mức tăng trưởng rất cao nè, đến 7% năm nay nè. Thủ tướng tao đã ra nhiều chỉ đạo quyết liệt, và ban nhiều chính sách đúng đắn nè, thấy chưa? Sao bọn bây lại hạ mức tín nhiệm tao? Bọn bây bất công!”. Nói thật, khi đọc những lời phân bua của Bộ tài Chính CS không ai không cảm thấy buồn cười vì trò trẻ con của họ. Hành động này giống như trò chối bỏ những hành động vi phạm nhân quyền trước các cáo buộc của thế giới vậy. Đã sai mà cố phủ nhận và không chịu sửa, đó chính là một phần của bản chất CS. Đất nước chỉ được thay đổi khi chính quyền biết nhận sai và có thiện chí sửa, còn với bản chất như thế này thì đất nước Việt Nam muôn đời không phát triển được./.
Leave a Comment