Tư Sang nham hiểm là tên của một trang website do đối thủ của Trương Tấn Sang dựng lên, nhưng nếu đã là cuộc chiến thì người khách quan có thể gọi một cách khác thay thế như chẳng hạn là ”bất độc bất anh hùng”.
Tư Sang rời chính trường cùng lúc với Nguyễn Tấn Dũng, sau khi Sang huy động hết tay chân làm truyền thông vào cuộc, dùng đến những giáo sư trường đảng và cựu uỷ viên trung ương để tăng sức tấn công lên Nguyễn Tấn Dũng.
Vì sao giữa hai uỷ viên bộ chính trị gốc Miền Nam cùng được Võ Văn Kiệt nâng đỡ này lại thù hận nhau như vậy? Vì quan điểm, đường lối, chính sách chăng?
Không hề, tất cả chỉ là một người đàn bà. Đó là đại gia ngàn tỷ Đặng Thị Hoàng Yến.
Yến là bồ của Tư Sang, lúc Tư Sang đang thịnh, Sang cho Yến về Long An quê mình để ứng cử đại biểu quốc hội. Yến là kẻ tham lam, háo danh, thích quyền lực đã làm nhiều điều quá trớn bị Nguyễn Tấn Dũng trừng trị. Đặng Thị Hoàng Yến không phải chịu bi kịch như nhiều đại gia khác bây giờ táng gia bại sản, thân bại danh liệt, ngồi tù hàng chục năm. Yến chỉ bị phải sang Hoa Kỳ sinh sống, không được tung hoành ngạo nghễ trên chính trường, thị trường Việt Nam oai như xưa.
Trước kia Yến và Tư Sang hẹn hò thông qua sự sắp đặt của Nguyễn Công Khế, Khế có vô số cơ sở, bất động sản để đôi tình nhân thượng lưu, quý tộc này hẹn hò với nhau. Đòn trừng phạt tuy nương tay của Nguyễn Tấn Dũng với Yến, nhưng nó là mối hận ngàn đời của Sang.
Các cụ có câu ”hôn nhân, điền thổ, vạn cố chi thù ”
Tuy Yến không phải danh chính ngôn thuận là vợ Sang, nhưng thiên hạ ai cũng biết Yến là người vợ lẽ mà Sang yêu thương nhất. Sang đã nhường tất cả những gì cho thiên hạ, chỉ muốn giữ được người đẹp mà mộng cũng không thành. Bởi thế hận thù đã nung nấu trong ông cựu chủ tịch nước công sản Việt Nam này với ông cựu thủ tướng cộng sản Việt Nam thành truyền kiếp.
Cả sự nghiệp làm chủ tịch nước của Tư Sang đến tận bây giờ chỉ nằm trong hai chữ ”báo thù”.
Sang dùng đám truyền thông là bọn trí thức mấy mùa mưa, bọn trước kia là sinh viên biểu tình chống VNCH, bọn này làm chủ lực để tấn công Nguyễn Tấn Dũng. Đánh từ con gái Tấn Dũng đến con trai, đến bố rồi đến các quan chức trước kia làm việc dưới quyền của Tấn Dũng.
Thủ đoạn của Sang biến đổi khôn lường, ví dụ như đánh Đinh La Thăng. Sang lên tiếng chỉ trích Đinh La Thăng đi lệch đường CNXH, có thái độ thân Mỹ, coi thường xương máu của chiến sĩ Việt Nam đã bỏ ra để giải phóng miền Nam bằng bài viết trên báo Nhân Dân. Từ đó để mở đường đưa ra những vụ việc Thăng làm khi còn ở PVN.
Nhưng đến vụ Hoàng Trung Hải thì Tư Sang lại mở đường bằng luận điệu Hoàng Trung Hải là của Tàu Khựa cài vào, tiếp đến mới đưa những vụ do Hải làm với ở Gang Thép Thái Nguyên ra.
Không như những nguyên thủ về hưu, Tư Sang đi lại liên tục khắp nơi để tố cáo, để móc nối. Thấy đất Hà Tĩnh có triển vọng, Tư Sang về Hà Tĩnh nhận cội nguồn, xây dựng lực lượng nòng cốt ở đây thành những nhân tố trong trung ương đảng.
Có làm có hưởng, sự lăn lộn của Tư Sang đã có thành quả, kết cục đại hội 12 có đến 16 uỷ viên trung ương đảng người Hà Tĩnh, khoá tới sẽ còn tăng thêm và thêm cả người trong bộ chính trị. Ảnh hưởng của Nguyễn Phú Trọng sau đại hội 13, nếu Trọng về, chắc chắn Trọng không có chút quyền lực nào như Tư Sang.
Một thái thượng hoàng thực thụ mà tầm cỡ như Lê Đức Anh, Đỗ Mười cũng không thể sánh được đang dần dần lộ rõ.
Sau Hoàng Trung Hải, việc của Tư Sang cần làm là giải quyết nốt những kẻ như Tô Lâm, Nguyễn Văn Bình và cả Võ Văn Thưởng (Thưởng là kẻ trung dung có thái độ nhiều lần không hợp tác với Tư Sang để diệt các đối thủ của Sang).
Những tài liệu về AVG có dấu tuyệt mật của Tô Lâm ký, những dấu ấn của Nguyễn Văn Bình trong các hồ sơ về Trầm Bê, Phạm Công Danh…đều được Tư Sang tung ra dư luận nhằm dọn đường trước. Khi sự việc chín muồi, Sang sẽ để đồng hương Trần Cẩm Tú đưa ra uỷ ban kiểm tra trung ương đảng đề nghị bộ chính trị xem xét kỷ luật.
Tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tất sẽ chọn cách gật đầu. Ông Trọng xử lý kỷ luật các đối tượng này, ông sẽ được tiếng, được dân chúng hoan hô, bởi dân chúng thì bất kể một quan chức nào bị đưa ra xử họ đều mừng, phe nào họ cũng mừng.
Ông Trọng được tiếng, Tư Sang được miếng. Cả hai cùng có lợi.
Liên tục, bền bỉ để thực hiện âm mưu từng ấy năm, bỏ ra từng ấy công sức. Trương Tấn Sang đạt được ảnh hưởng, quyền lực để dần trở thành một Thái Thượng Hoàng, điều ấy hoàn toàn không có gì ngạc nhiên. Cuộc đời là những trận chiến đấu liên tục, những kẻ nào bền ý chí, sâu mưu rút cục chiến thắng. Và những kẻ chiến thắng sẽ là kẻ viết lịch sử, là những kẻ có chính nghĩa.
Cuộc chiến như vậy, không có cái kết tốt lành cho những kẻ muốn bình an, muốn làm người tử tế, muốn điền viên mặc kệ kẻ thù của mình tung hoành./.
Leave a Comment