Họ đã nhồi sọ dân như thế nào?

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà|

“Vì tổ quốc XHCN, vì lý tưởng bác Hồ vĩ đại, hãy sẵn sàng!” là câu khẩu hiệu mà CS đã nhồi vào đầu của mỗi người dân Việt Nam ngay từ khi bộ óc còn trắng tinh khôi. Và dù những đứa trẻ này không hiểu gì về câu khẩu hiệu đó thì cũng bị buộc phải đáp “sẵn sàng” như một cái máy ghi âm phát lại. Rồi cũng từ đó như một thứ quán tính, khi lớn lên chúng nghe tất cả những khẩu hiệu, những lời lừa mị của đảng đều tin một cách vô thức. Quán tính là tính chất giữ nguyên bản chất, quán tính càng lớn thì càng khó thay đổi. Cũng tựa như trong vật lý cơ học, khi con người càng lớn tuổi thì càng khó thay đổi tư duy, cho nên khi mà tuổi trẻ bị ép tin đảng sùng bái bác một cách vô thức thì khi lớn lên khuyên chúng bỏ đảng càng khó. Đó là lý do tại sao những người già một khi đã tin đảng tin bác thì vô cùng khó thuyết phục họ thay đổi.

Tổ quốc và XHCN khác nhau hay giống nhau? Với tầm tuổi đang đeo khăn quàng đỏ thì không đủ khả năng nhận ra sự khác nhau này, và chúng lại càng không thể nhận ra dụng ý của những kẻ ghép 2 thứ này lại thành một. Với tầm tuổi của những đứa trẻ đeo khăn quàng đỏ, chúng lại càng không thể nhận ra tại sao chúng không thể sống vì lý tưởng của chúng mà lại phải sống cho lý tưởng của kẻ khác? Và chúng lại càng không thể hiểu rằng khi mình ra đời mà phải sống cho lý tưởng kẻ khác thì rõ ràng mình đang được nặn thành một thứ công cụ để kẻ khác sử dụng. Sống một cuộc đời làm công cụ cho người ta một cách vô điều kiện như thế nhưng chúng vẫn ứng khẩu “sẵn sàng”, thì rõ ràng trong đầu chúng biết chấp nhận một cách vô thức mà không hề biết đặt câu hỏi “tại sao?”.

Đó là hình mẫu về chiến dịch nhồi sọ, vậy nhồi sọ là gì? Nhồi sọ thực chất là cách giáo dục loại bỏ khả năng nghi ngờ, qua đó triệt tiêu khả năng phân tích của học sinh. Thay cho sự nghi ngờ là họ xây dựng một thần tượng làm cho học sinh thấy choáng ngợp trước những thứ to tát vẽ vời đó, và từ đó bên trong những cái đầu non nớt hình thành nên sự sùng bái mù quáng. Khi sự sùng bái đã ăn sâu vào tiềm thức, thì khi đó những con người này sẽ trở thành công cụ cho thế lực chính trị cầm quyền sử dụng một cách dễ dàng. Chính vì thế, mà dù có bị chỉ trích là nền giáo dục quá thối nát thì ĐCS cũng không bao giờ cải cách theo xu hướng khai phóng mà ngược lại, họ chỉ giả vờ cải cách để buộc nền giáo dục không thể đi xa hơn mục tiêu nhồi sọ.

- Quảng Cáo -

Trong giáo dục có 2 loại khoa học, thứ nhất là khoa học tự nhiên và thứ nhì là khoa học xã hội. Với khoa học tự nhiên thì không một nền giáo dục nào có thể bóp méo chân lý được. Cho nên dù là được dạy trong môi trường giáo dục nhồi sọ kiểu XHCN thì khi học toán, vật lý, hóa học, hay sinh vật học, nếu muốn hiểu thấu đáo thì buộc học sinh phải có ít nhiều tư duy phản biện. Phải biết đặt câu hỏi đại loại như “tại sao?”, “ta sai chỗ nào?, hay “tài liệu nào có thể cho ta biết điều ta đang bí?” vv… Cho nên, có muốn nhồi sọ thì trong phần khoa học tự nhiên chính nó đã làm cho học sinh ít nhiều hình thành tư duy phản biện. Trong khoa học tự nhiên không thể có trò tự mặc định một thứ chân lý bị bóp méo theo ý đảng được, mà nó phải là thứ chân lý vĩnh cửu đúng cho tất cả.

Với khoa học xã hội thì nền giáo dục XHCN luôn có chủ trương triệt tiêu phản biện. Văn học thì chỉ rặc một loại văn học cách mạng, sử học thì sử được viết lại bởi bên thắng cuộc, và triết học thì toàn là một loại Mác-Lê-Mao-Hồ với đầy rẫy sự ca tụng và mặc định những thứ đó là chân lý. Thậm chí môn Giáo dục Công dân là môn dạy học sinh làm người có đạo đức, có ý thức trong xã hội thì cũng bị ĐCS lồng Mác-Lê-Mao-Hồ trong đó. Ngày xưa ở làng quê Việt Nam, người ta muốn chống mối mọt cho cây tre thì họ thường ngâm nó trong bùn bẩn từ 6 tháng cho đến vài năm. Khi vớt lên, từng thớ của những cây tre đó bị nhuộm một loại chất độc trong bùn bẩn làm mối mọt không thể tấn công được. Với cây tre ngâm càng lâu thì mối mọt càng khó tấn công. Tương tự vậy, những bộ óc tinh khôi khi bị ngâm lâu trong nền giáo dục nhồi sọ thì tri thức càng khó xâm nhập vào đầu họ được. Đó là sự nguy hiểm của nề giáo dục XHCN.

Thế nhưng, dù cho chính sách nhồi sọ có hoàn hảo cỡ nào cũng có lỗ hổng. Lỗ hổng ở điểm nào? Lỗ hổng của nó ở ngay trong khoa học tự nhiên. Nếu những học sinh nào thiếu tư duy độc lập thì rất khó học giỏi các môn tự nhiên. Nếu những học sinh nào có khả năng nghiên cứu thì lại đòi hỏi tư duy độc lập càng cao. Vậy nên, lỗ hổng là từ đây. Nếu học sinh nào vận dụng được tư duy độc lập của mình có được bên khoa học tự nhiên sang khoa học xã hội thì chính những bộ óc này sẽ biết tự loại chất bẩn được tạo ra bởi giáo dục nhồi sọ ra khỏi bộ óc của mình để đi tìm chân lí. Chính vì thế, dù cho CS muốn nhồi sọ thật nhiều đi chăng nữa thì vẫn có một tỷ lệ nào đó không tin vội và họ quyết đi tìm chân lý thật sự.

Trận chung kết bóng đá nam Seagames 30 tối qua tôi đã thấy có kẻ rinh ảnh ông Hồ Chí Minh chạy khắp sân và hát vang bài hát “như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Nói thật với những ai không bị nhồi sọ, thì chắc chắn họ phải thấy đây là một hình ảnh đáng xấu hổ. Một hình ảnh cho thấy dân tộc ta còn đang chìm dưới đáy bùn mông muội chứ chưa thể đứng ngang hàng với các dân tộc khác. Những con người này hát một cách vô thức, chính họ cũng không biết đặt câu hỏi rằng, “Chiến thắng này là do công của cầu thủ và ban huấn luyện mà tại sao lại nhớ ơn một nhân vật đã chết trước khi họ ra đời?”. Chỉ cần biết đặt câu hỏi đơn giản như vậy là sáng tỏ vấn đề, nhưng rất tiếc những kẻ vô thức kia không làm được. Não trạng của họ đã nhiễm bẩn và với tầm tuổi đó, thì ánh sáng chân lý khó mà xâm nhập được vào não của họ. Nhìn họ là biết, tiền đồ đất nước còn đen tối vô cùng./.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here