Quảng Cáo

Tư duy ống cống và vấn đề sông Tô Lịch

Quảng Cáo

Việt Kiến|

Đa số người Việt ngày nay vẫn suy nghĩ dòng sông là nơi trút hết sự bẩn thỉu vào đó. Rác thải, cứt đái, bao cao su, xác lợn chết và đôi khi cả xác người. Tất cả đều trút xuống sông.

Rồi những ngày rằm lại thả hoa đăng, bàn thờ, lư hương xuống sông. Cứ nghĩ là để nó trôi ra biển. Dần dần dòng sông trở thành ống cống và nơi mọi người xa lánh vì xú uế.

Cái ký ức cùng một bến sông con trâu đằm xóm dưới, bầy trẻ thơ tắm mát phía trên, và mẹ giặt áo xả nước xà phòng một bên không còn nữa. vì dòng sông đã đen kịt đầy rác thải rồi.

Bởi vậy cái tuyên bố của lãnh đạo Hà Nội: Xả nước sông Hồng vào đẩy nước thải sông Tô Lịch đi là tối ưu nhất có vẻ hợp lý. Vì đa phần đều coi sông là ống cống là kênh nước thải quan trọng của thành phố.

Lần gần đây vào Huế, lại thấy dòng Hương vẫn xanh trong, dòng An Cựu vẫn bình yên soi bóng và không có rác thải. Không khí trong lành và tâm thái người dân bình yên, không vượt đèn đỏ. Tôi cảm thấy hạnh phúc và thầm ngưỡng mộ người dân Kinh thành Huế. Đó chính là giá trị của nhân văn luật pháp của nhà Nguyễn để lại. Có tinh thần yêu mến và tôn kính thiên nhiên trong đó. Bởi nhà nào cũng cúng trời đất và chăm sóc sân vườn hàng rào, nếp sống đó thật nhân văn quý hóa.

VẬY NGƯỜI THỦ ĐÔ NGHĨ SAO ? CỨ COI SÔNG LÀ ỐNG CỐNG TỚI BAO GIỜ ?

Tôi nghĩ người Hà Nội cần xem lại cái nhận thức ống cống của mình. Chẳng lẽ chúng ta không hiểu về hệ sinh thái dòng sông? Trong đó có hàng cây rủ bóng, rong bèo trôi lênh đênh, các cây thủy sinh mặt nước, các loài cá tôm. Tất cả cùng tạo nên sự sống dưới lòng sông. Chứ không phải dòng sông đen kịt hiện nay như Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Hồng. Các bạn nhìn xem, sông Hồng cũng thối hoắc như ống cống làm sao rửa được cái ống cống Tô Lịch, có mùa sông Hồng còn trơ đáy thì lấy đâu ra nước ?.

Chẳng thà người dân đầu tắt mặt tối, suốt ngày lo kiếm sống và trằn lưng đóng thuế còn không hiểu dòng sông cần được nâng niu, chăm sóc vì đó là sự sống, mà những kẻ lãnh đạo tự cho mình là trí tuệ, vì dân lại vẫn nghĩ các dòng sông chính là ống cống thì tư duy của người thủ đô đã tệ đến mức nào. Tệ đến mức thấy thảm họa môi sinh, nước uống mà vẫn im lặng, vô tư ư ? Các bạn thử song sánh hình ảnh tôi chụp sông Hương và sông Hồng hiện nay xem ? Có chua chát không? Ở đời người ta nói ở bầu thì tròn, ở ống thì dài và như vậy quan chức Hà Nội muốn dòng sông cứ mãi là ỐNG CỐNG, và người dân vẫn cứ vô tư xả rác thì các bạn cũng chịu được sao?

VẤN ĐỀ SÔNG TÔ LỊCH, LÀM SẠCH PHẢI THẾ NÀO ?

1. Phải kiểm soát các ống cống chảy vào, kiểm soát chất lượng nước thải từ những nhà dân, gom lại xử lý trước khi đổ vào sông. Cái này phải là một dự án nghiêm túc, nhà dân nào không đảm bảo thì phải xây dựng lại bể phốt, gas thu nước chắn rác.

2. Phải xây dựng hệ sinh thái bờ sông, lòng sông. Rõ ràng cây cối, rong bèo, bãi cỏ lọc độc cho nước và đất và tạo điều kiện cho tôm cá sinh sống.

3. Phải có giải pháp lọc nước sông hiện tại. Đây là việc người Nhật đang nỗ lực làm bằng công nghệ và cái tâm của họ.

4. Các bạn phải lên tiếng để người Nhật được làm. Và thành phố phải có dự án hỗ trợ, phối hợp với Nhật Bản. Đó phải là ưu tiên hàng đầu vì họ giúp ta cơ mà.

5. Chính quyền Hà Nội phải có quy hoạch thoát nước thải riêng biệt, không trút nước thải vào các con sông như hiện nay. Người Nhật cũng có nhiều kinh nghiệm về việc này.

Theo tôi, sự hiện diện của người Nhật hiện nay đối với môi trường thủ đô thật đáng kính trọng, quý giá vô cùng. Hãy lên tiếng để họ giúp chúng ta.CÁC BẠN HÃY LÊN TIẾNG ĐI

Trong 5 giải pháp quan trọng tôi nên ra trên đây, sự lên tiếng để ủng hộ người Nhật của mọi người là quan trọng nhất. Các bạn hãy nỗ lực để cứu mình, cứu các dòng sông. Đừng để các thế hệ đau đớn và bất lực trong bệnh viện ung thư vì tội ác hủy hoại thiên nhiên bởi văn hóa ỐNG CỐNG.Nếu các bạn có bài viết về các dòng sông, môi trường xin hãy đăng lên nhóm Một Triệu Người Lên Tiếng VÌ MÔI TRƯỜNG của chúng tôi ở đây:
https://www.facebook.com/groups/388428502105877/

Tất nhiên tôi mong tất cả mọi người đọc bài này đều chia sẻ và Copy đăng lại bài viết này. Chia sẻ quan điểm của người khác cũng là lên tiếng rồi. Tôi ước sao có 100 người đăng lại bài này, để chúng ta còn có cơ hội cứu lấy Tô Lịch hay sông Hồng . Chẳng lẽ mặc kệ hoài hay sao?

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux