Cừu tao là của tao

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà|

Hình thức kinh tế tập trung trước kia của các nước XHCN nói cho cùng, đó là cách dồn người dân vào một trại để làm việc cho đảng. Trong đó, nhân dân sẽ được đảng nuôi bằng tem phiếu bằng một mức tối thiểu để duy trì sự sống, còn dân thì dù đói rách cũng phải vắt hết sức tàn làm ra của cải để đảng trưng thu toàn bộ. Nếu đem so sánh với mô hình một trang trại nuôi cừu thì nó giống hệt. Trong trang trại, người chủ sẽ cho cho cừu ăn để duy trì sự sống, những gì mà cừu sản sinh ra như lông và thịt thì được chủ lấy hết. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà George Orwell dùng trại súc vật để ví von hình ảnh xã hội của các nước XHCN. George Orwell thì ví loài heo tương ứng với ĐCS, và những loài vật khác là nhân dân. Nhưng giả sử nếu ví người chủ trại là ĐCS, còn súc vật trong trang trại là nhân dân thì nó vẫn đúng. Nói cho cùng, xã hội hội mà ĐCS dựng lên nếu chúng ta nhìn ở bất kỳ góc độ nào thì nó cũng hiện lên hình ảnh của trại súc vật.

Đã là con người thì phải áp dụng mô hình xã hội vì con người, đó là nguyên tắc để xã hội phát triển bền vững. Còn khi xã hội mà con người đóng vai trò chủ đạo nhưng bị áp dụng mô hình giành cho loài vật như các nước XHCN thì rõ ràng, đây là một hình thức phát triển trái tự nhiên. Chính vì thế mà cả khối XHCN Đông Âu đã phải sụp đổ, và chắc chắn những nước XHCN còn lại cũng sẽ không thể nào tránh khỏi kết cục như thế.

- Quảng Cáo -

Để xây dựng một trại súc vật cho con người, thì ĐCS đã làm rất công phu. Họ dựng lên cả một bộ máy khổng lồ để làm công tác tẩy não, các cơ quan đó gồm: báo chí độc quyền (CS gọi là Báo Chí Cánh Mạng), ban tuyên giáo, và tạo nên một nền giáo dục XHCN chuyên làm công tác nhồi sọ. Tất nhiên, với bộ máy khổng lồ như vậy, tất cả mọi bộ não đều được tẩy trắng xóa từ khi mới làm quen con chữ. Những kẻ có bộ não bị tẩy xóa thì họ trở thành những con cừu ngoan ngoãn không hề biết phản ứng trước bất công, và thậm chí họ còn tung hô hoặc sùng bái chính những kẻ đã vặt lông xẻ thịt mình. Cũng phải thừa nhận rằng, để xây dựng một trại súc vật cho loài người, ông Lenin đã vắt óc suy nghĩ ra một chủ thuyết vô cùng hoàn hảo. Tuy mưu thâm kế hiểm như thế, nhưng những gì mà Lenin xây dựng nó hoàn toàn trái tự nhiên nên sau thời kỳ cực thịnh ngắn ngủi thì thứ chủ nghĩa này cũng đến ngày cáo chung.

Nói thật, về bản chất thì con người vẫn là con người, con người khác con vật là có khả năng giác ngộ chân lý. Chính vì thế, dù có bị nhồi sọ như thế nào thì tự bên trong của mỗi con người đều tiềm ẩn một khả năng giác ngộ công lý – hay theo cách nói của Cộng Sản thì đó là khả năng “tự diễn biến”. Thực tế cho thấy, khi người ta đã chuyển biến tư tưởng sang dân chủ thì sau đó mọi công cụ tẩy não của chính quyền đều bất lực không thể nhồi sọ những người này thành cừu non được nữa . Chính vì thế, mà cho dù CS có dùng chính sách nhồi sọ có công phu đến đâu, dù chính sách có quy mô cỡ nào thì cũng chỉ làm chậm quá trình tự chuyển biến chứ không thể đảo ngược được quá trình này.

Ngày nay ĐCS Việt Nam đã vứt bỏ mô hình kinh tế tập trung để đổi màu xã hội nhằm tránh chết chùm theo Liên Xô và Đông Âu. Thế nhưng, dù mô hình kinh tế thay đổi nhưng bản chất một trại gia súc khổng lồ vẫn còn y nguyên. ĐCS Việt Nam vẫn luôn xem nhân dân như vật nuôi để vặt lông hoặc để xẻ thịt nên họ luôn hành động y hệt như một ông chủ trại thực sự. Vì CS xem mình là chủ trại, chỉ có mình mới có quyền quyết định số phận bầy cừu nên chắc chắn CS không cho ai thọc tay vào bầy cừu của họ. Còn nhớ, khi đất nước gặp thiên tai, thì chúng ta luôn thấy tình trạng hàng trạng cứu trợ từ các nhà hảo tâm phải trao cho chính quyền thay vì phát trực tiếp cho nạn nhân, vì sao chính quyền CS họ thích làm như vậy? Vì đơn giản, chính quyền này không muốn bất cứ ai thọc tay vô đàn cừu của họ mà thôi. Ai muốn cho cừu ăn phải xin phép họ hoặc phải giao thức ăn của cừu cho họ để họ quyết định có nên cho ăn hay không. Với những con cừu cần vặt lông thì đảng cho chúng ăn để duy trì sự sống, còn những con nào cần phải mần thịt thì đảng không phải cho chúng ăn, thế thôi. Tư tưởng “cừu tao là của tao” đã ăn sâu vào suy nghĩ của ĐCS từ 74 năm nay rồi chứ không hôm nay mới có, cho dù ĐCS có thay đổi mô hình kinh tế nào thì bản chất trại súc vật nó vẫn không đổi.

Mấy ngày nay báo mạng xã hội dậy sóng vì chuyện ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch TP. Hà Nội tìm mọi cách loại bỏ nhã ý của Tổ chức Xúc tiến thương mại – môi trường Nhật Bản (JEBO) muốn làm sạch sông Tô Lịch. Ông Chung đã chống lại lòng tốt của tổ chức này một cách gay gắt và rất cương quyết, vì sao vậy? Vì đơn giản Nguyễn Đức Chung đã tự xem mình là ông chủ trại của Hà Nội. Trại này đang vỗ béo ông thì bỗng nhiên có kẻ bên ngoài nhảy vào “phá đám” nên ông ta lồng lộn lên và tìm mọi cách đuổi cổ kẻ kia đi. Dựa án làm sạch Sông Tô Lịch nói cho cùng, đó là một hình thức xẻ thịt ngân sách, mà ngân sách là tiền của dân. Ông Chung và thân hữu đang xẻ thịt cừu đánh chén thì tự nhiên ông JEBO nào đó bên Nhật Bản nhảy vào bảo “Đừng! Đừng xẻ thịt, để mấy con cừu đó lại tao nuôi!”. Rõ ràng với tâm thế ông chủ trại thì Nguyễn Đức Chung đã thấy “kẻ lo chuyện bao đồng” kia như là cái gai trong mắt và nhất quyết ông ta tìm mọi cách đuổi kẻ đó ra khỏi trại. Đây là hình mẫu về cách hành xử của các lãnh đạo CS. Trên cả đất nước này không phải một mình Nguyễn Đức Chung ở Hà Nội mà đâu đâu cũng có Nguyễn Đức Chung như vậy. Điều đó nó thuộc về bản chất của ĐCS.

Nếu ông Nguyễn Đức Chung mà làm điều này cách đây 20 năm thì chắc chắn xã hội không phẫn nộ như bây giờ. Vì thời kỳ đó, người có suy nghĩ thoát ra khỏi phạm vi trại súc vật không nhiều, còn hôm nay dân chỉ trích dữ dội ông chủ tịch này thì đấy là một tín hiệu của sự diễn biến. Dù nhanh hay chậm thì sự diễn biến cũng sẽ xảy ra, và đến một lúc nào đó trại súc vật cũng sẽ bị khai tử mà thôi. CS không thể “muôn năm” được đâu./.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here