Một chính quyền thiếu tử tế

Bộ Trưởng Bộ Công An Tô Lâm bên hành lang Quốc Hội hôm 4 tháng Mười Một, 2019 trả lời phỏng vấn của Báo Tuổi Trẻ Online: “Thông tin báo chí cung cấp là rất quan trọng, nhưng không nên đưa tin để làm phức tạp thêm tình hình trong nước và quốc tế,”...
- Quảng Cáo -

Ngô Đồng – FB Việt Tân

Vụ 39 người Việt chết trong một chiếc container ở Anh vẫn là tâm điểm chú ý của dư luận xã hội. Trong khi nước Anh và thế giới xem đây là thảm kịch đánh động lương tri, thì chính quyền Việt Nam hành xử lạnh lùng và tìm cách bưng bít thông tin.

Liên quan đến thảm họa này, báo Tuổi Trẻ Online đã có một bài phỏng vấn ông Tô Lâm, Bộ Trưởng Bộ Công An bên hành lang Quốc Hội hôm 4 tháng Mười Một, 2019.

“Thông tin báo chí cung cấp là rất quan trọng, nhưng không nên đưa tin để làm phức tạp thêm tình hình trong nước và quốc tế,” ông Tô Lâm nói.

- Quảng Cáo -

Phát biểu kể trên của bộ trưởng công an đang gặp phải chỉ trích của nhiều người dùng mạng xã hội. Điều đáng nói, việc hạn chế báo chí đưa tin về vụ 39 người Việt tử vong tại Anh không chỉ là ý kiến cá nhân của ông Tô Lâm. Theo tiết lộ của tác giả Nghinh Phong trên Đài Á Châu Tự Do, thì hôm 3 tháng Mười Một, Ban Tuyên Giáo cũng đã ban xuống các cơ quan báo chí mệnh lệnh “câm mồm”, có nội dung tương tự:

“Hiện cơ quan chức năng Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với phía Anh làm rõ nghi vấn một số người Việt Nam mất tích có liên quan đến 39 người chết trong container ở Anh.

Để không ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ việc và hoạt động xuất khẩu lao động, đề nghị các báo KHÔNG mở rộng thông tin khi chưa có thông tin mới từ cơ quan chức năng; KHÔNG đưa tin về nhân thân, hoàn cảnh của các gia đình có người thân nghi mất tích; hạn chế đề cập tình trạng xuất khẩu lao động, di cư bất hợp pháp tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh trong thời điểm hiện nay.”

Nước Anh và thế giới xem vụ 39 nạn nhân là một thảm kịch khuấy động lương tri và thắt chặt các chính sách để bảo đảm hạn chế những cái chết đau lòng như vậy. Đáng ra chính quyền Việt Nam cần có bổn phận thông tin để người dân hiểu rõ hơn về vấn nạn buôn người và những rủi ro để phòng tránh, thay vì cố tình che giấu và bưng bít.

Việc nhà nước Việt Nam ra lệnh cho báo chí trong nước không đưa tin về vụ việc này đang nhằm che giấu sự bế tắc và nghèo khổ ở quê hương.

Rõ ràng, trong thảm kịch 39 người Việt chết tại Anh, xét cho đến cùng, thì nhà nước không thể vô can khi công dân của mình kéo nhau mạo hiểm, chấp nhận đem cả nhân phẩm, sinh mạng để hoán đổi cơ hội hi vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nếu là một chính phủ tử tế và có lòng tự trọng thì cần phải nhận thức sự thật này, phải thấy mình có lỗi và trách nhiệm với công dân của mình.

Qua thảm kịch nêu trên, thấy rằng nước Anh đã hành xử hết sức nhân văn. Dù không thân thích, nhưng người dân Anh thắp nến cầu nguyện, còn cảnh sát treo cờ rủ và làm lễ tưởng niệm. Trong khi tại Việt Nam, mấy ông bà nghị không có lấy 1 phút tưởng niệm, và nhà nước thì cậy quyền lực để để bắt báo chí phải câm mồm. Cách hành xử này không chỉ trâng tráo mà còn hết sức tàn nhẫn.

Ngô Đồng – FB Việt Tân

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here