Trong phạm vi quốc gia, để bảo vệ luật pháp, thì tòa án có vai trò phán quyết, chính phủ đóng vai trò công cụ chế tài đối tượng vi phạm sau khi tòa phán quyết. Nhưng với phạm vi quốc tế, tòa án trọng tài có đó, nhưng cơ quan nào đảm bảo kết quả phán quyết của tòa được thực thi? Không có! Giả sử như, một nước nhỏ hung hăng chà đạp luật quốc tế thì các nước lớn có thể nhân danh luật pháp quốc tế để chế tài, nhưng khi nước lớn vi phạm, thì khó mà tìm được một thế lực nào đủ mạnh để chế tài.
Ngày 22/01/2013, Phillippines đã kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài Quốc Tế The Hague – Hà Lan, và ngày 12/07/2016 tòa án này tuyên Phillippines thắng kiện. Dù bản án được tuyên, nhưng không có một tổ chức nào đủ mạnh để chế tài Trung Quốc, cuối cùng Trung Quốc cũng phớt lờ phán quyết này. Và hiện nay Phillippines cũng bất lực không biết làm thế nào để Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế. Kết quả hôm nay như vậy là bởi quyết định sai lầm của Phillippines trong quá khứ. Để hiểu rõ hơn về sai lầm của Phillipines thì quay lại sự kiện lịch sử quân Mỹ rút khỏi Phillipines như thế nào?
Vịnh Subic là một căn cứ quân sự hải ngoại lớn nhất của Mỹ ở Thái Bình Dương, phải nói nó và vịnh Cam Ranh Việt Nam là 2 vị trí chiến lược ở Biển Đông. Ngày 14/03/ 1947, Phillippines đồng ý cho Mỹ đóng quân ở căn cứ quân sự Subic đến ngày 16/09/1991 bằng một hiệp ước quân sự. Trước ngày hết hạn nhiều tháng, Mỹ đã thương lượng với chính phủ Phillippines gia hạn hiệp ước này và được chính phủ Phillippines đồng ý. Nhưng thật bất ngờ, ngày 13/09/1991 hiệp ước này bị thượng viện Phillipines bác bỏ, thế là Mỹ buộc phải rút quân. Được biết, vịnh Subic cách bãi cạn Scarborough chỉ có 124 hải lý.
Theo dõi lịch sử chúng ta thấy rất rõ là khi Mỹ rút quân khỏi các căn cứ quân sự ở Biển Đông thì Trung Quốc càng lộng hành. Thời kỳ chiến tranh Việt Nam, lúc đó hải quân Mỹ đóng quân ở cả vịnh Subic và vịnh Cam Ranh. Lúc đó Trung Quốc không hung hăng như ngày nay, mặc dù đường lưỡi bò 11 đoạn đã được vẽ từ năm 1948 thời Tưởng Giới Thạch còn nắm Trung Hoa Đại Lục, và sau này Mao cho vẽ lại thành đường 9 đoạn. Qua đây chúng ta thấy gì? Chúng ta thấy rõ ràng là Trung Quốc đã ủ mưu chiếm Biển Đông từ rất lâu, nhưng vì lúc đó Mỹ đang chốt chặn 2 vị trí hiểm yếu ở Biển Đông nên Trung Quốc không dám giở trò mà thôi.
Đến năm 1973, chiến tranh Việt Nam đang đưa CS vào thế thắng, Hiệp Định Paris ký kết và Mỹ rút quân khỏi Việt Nam. Lúc đó 2 vị trí hiểm yếu ở Biển Đông, Mỹ đã mất 1. Vậy là ngay sau đó 1 năm, Trung Cộng đã chiếm lấy Hoàng Sa từ tay VNCH để hiện thực hóa âm mưu đã ấp ủ từ năm 1948. Đến năm 1991, Phillippines đuổi Mỹ khỏi căn cứ quân sự Subic, như vậy là Mỹ đã mất luôn căn cứ quân sự quan trọng còn lại trên Biển Đông. Và cũng kể từ đó, Trung Cộng tăng cường đánh chiếm rất nhiều đảo ở khu vực Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam lẫn các nước khác. Đến năm 2012, Phillipines mất bãi cạn Scarborough, một vị trí chỉ cách vịnh Subic 124 hải lý theo hướng Tây – Tây Bắc.
Qua đây chúng ta thấy gì từ cách hành xử của Phillippines? Phải nói sai lầm lớn nhất của Phillippines là từ chối hiệp ước quân sự với Mỹ vì thế mới gây nên họa Trung cộng sau này. Vụ kiện Trung Cộng năm 2013 và giành được thắng lợi về lý sau phán quyết của tòa án The Hague năm 2016 chỉ là cách làm mang tính chữa cháy. Việc làm này không thể chuộc lại sai lầm của thượng viện Phillippines năm 1991.
Ngược lại với Phillippines, Hàn Quốc và Nhật Bản hiện nay vẫn duy trì quân Mỹ đồn trú tại đất nước của họ. Riêng Hàn Quốc là nước có quân đội rất mạnh, mạnh về quân số với 678 ngàn quân, mạnh về kỷ luật, và mạnh về khoa học quân sự với xuất khẩu vũ khí năm 2019 của quốc gia này là 3,47 tỷ đô la. Ấy vậy mà họ vẫn duy trì hiệp ước quân sự đã ký với Mỹ từ năm 1953.
Qua bài học sai lầm của Phillipines và bài học thành công của Nhật – Hàn chúng ta thấy gì? Để đảm bảo luật pháp quốc tế, quốc gia yếu phải làm 2 điều: thứ nhất và là điều kiện quan trọng nhất là liên Minh Quân Sự với Mỹ bằng hiệp ước có ràng buộc với điều kiện mở của cho quân đội Mỹ đồn trú, để Trung Cộng bớt ngang ngược chà đạp luật pháp quốc tế; thứ nhì, phải dám kiện Trung Quốc nếu Trung Quốc vi phạm.
Với quyết định theo đuổi chính sách 3 không “không tham gia các liên minh quân sự với bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia” thì ĐCS đã cho dân thấy rằng, họ đã không nhìn ra sai lầm của Phillippines. Và tệ hại hơn, chính quyền Hà Nội lại còn không kiện Trung Cộng ra tòa trọng tài quốc tế thì xem như họ còn sai lầm hơn cả Phillipines nữa. Ấy vậy mà, ngày 02/11/2019 tại Bangkok, ông Nguyễn Xuân Phúc nói rằng “Việt Nam quyết tâm bảo vệ luật pháp quốc tế trên Biển Đông”. Kiện cũng không dám, và liên minh quân sự với Mỹ cũng không làm thì không biết chính quyền CS bảo vệ luật pháp quốc tế bằng gì? Bằng miệng à?
Ngã về Trung Quốc để đảng tồn tại thì sẽ phải trả một cái giá rất đắt là đất nước sẽ mất. Và sau khi mất nước, lúc đó đảng cũng không còn. ĐCS chưa bao giờ làm gì điều sáng suốt, ĐCS chưa bao giờ biết rút ra bài học nào cho đất nước. Dưới tay ĐCS, Việt Nam đang đi từ sai lầm này đến sai lầm khác mà không bao giờ chịu nhìn nhận cái sai. Tính kiêu ngạo đến cực đoan, cộng với sự dốt nát, và cộng thêm sự cố chấp cực độ nó sẽ thành một tính kiêu ngạo đặc trưng – đó chính là tính kiêu ngạo Cộng Sản. Chính tính kiêu ngạo Cộng Sản ăn sâu vào máu các ông lãnh đạo CS nên chẳng ai học được bài học nào từ thành bại các nước khác cả. Chính nó đã đang và sẽ đưa đất nước này từ tan nát đến mất mát không có điểm dừng. Thế đấy! Tin đảng, thì đất nước sẽ như vậy thôi. Cái giá quá đắt!
Leave a Comment