TT Philippines, Rodrigo Duterte kết thúc chuyến viếng thăm Trung Cộng vào cuối tháng 8, 2019.
Theo TT Rodrigo Duterte, Tập Cận Bình đề nghị Philippines và Trung Cộng cùng hợp tác và chia lợi từ các nguồn tài nguyên trong khu vực tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông với một điều kiện Philippines phải bỏ qua phán quyết của tòa án The Hague.
Bắc Kinh không bác bỏ những lời tuyên bố của Duterte.
TT Rodrigo Duterte chỉ thấy cái lợi trước mắt nhưng không thấy hay không quan tâm đúng mức mối hại lâu dài.
Nhắc lại các bài trước, Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration) viết tắt là PCA đặt tại The Hague cho rằng Philippines đúng khi chống lại các đòi hỏi của Trung Cộng trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
Tòa Trọng tài Thường trực nhận xét rằng Trung Cộng không có một cơ sở pháp lý nào để đòi quyền lịch sử đối với tài nguyên trong “đường chín gạch” mở rộng nhiều trăm hải lý từ phía nam và đông của đảo Hải Nam.
Tòa cũng nhận xét không có một vùng nổi bật trên biển (sea features) nào mà Trung Cộng cho là của họ có khả năng tạo ra một EEZ (Exclusive Economic Zone) để qua đó giúp cho Trung Cộng quyền sở hữu các tài nguyên như cá, dầu, khí trong vòng 200 hải lý tính từ đất liền.
Tòa khẳng định “Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines” vì đã xâm phạm, quấy phá, khai thác dầu khí, xây dựng các đảo nhân tạo và thất bại trong việc ngăn chận tàu Trung Cộng đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền Philippines.
Tòa cũng tìm thấy Trung Cộng đã “tạo sự hư hại trầm trọng” đến vùng san hô chung quanh các đảo nhân tạo do Trung Cộng xây dựng và “vi phạm trách nhiệm duy trì và bảo vệ hệ thống sinh thái rất mong manh” trong biển. Các tàu đánh cá Trung Cộng cũng diệt chủng loại rùa biển hiếm với một quy mô lớn.
Trung Cộng tức khắc phủ nhận phán quyết của tòa án The Hague và khẳng định chủ quyền của Trung Cộng trên khoảng 90 phần trăm Biển Đông.
Ngoài miệng phủ nhận nhưng các kế sách có nội dung thỏa hiệp của họ Tập trong thời gian qua cho thấy y thừa nhận.
Về bang giao quốc tế, nhiều tranh chấp dẫn đến kết quả hai bên đều thắng (win-win).
Tuy nhiên, trường hợp giữa Trung Cộng và Phi hay Trung Cộng và Brunei, Trung Cộng là quốc gia thắng lớn.
Từ một kẻ hai tay không, bị quốc tế phủ nhận, Trung Cộng trở thành một kẻ thủ lợi chính về trước mắt, lâu dài và cả chủ quyền biển đảo được hai bên mặc nhiên công nhận qua các “status quo”.
Trung Cộng cũng khoác lóac cho biết có trên 60 quốc gia và tổ chức quốc tế ủng hộ quan điểm và chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Đông.
Nhưng họ là ai?
Khi liệt kê danh sách, 60 quốc gia và tổ chức quốc tế đó đa số là đám con buôn Á Rập như Emirate, Kuwait và có tới 39 con nợ nghèo Phi Châu như Togo, Sudan, Nigeria, Mozambique, Somalia.
Tại Đông Nam Á, Bounnhang Vorachith đu dây của Lào và “thằng em phản bội CSVN” Hun Sen của Cambodia ủng hộ quan điểm của Tập Cận Bình.
Hun Sen nguy hiểm nhất.
Hun Sen đứng về phía Tập vì (1) lợi ích kinh tế, (2) duy trì quyền lực, (3) tranh với Sam Rainsy quyền được nịnh Tập, (4) chứng tỏ với dân Cambode có máu thù Việt Nam rằng Cambode không lệ thuộc vào CSVN. (Bốn điểm này đã được người viết trình bày chi tiết trong loạt hai bài về “Chu kỳ thù hận Việt Trung Miên”).
Chỉ có bốn nước (Nga, Serbia, Montenegro, Belarus) trong số 44 nước thuộc Châu Âu ủng hộ Trung Cộng. Hầu hết các quốc gia dân chủ và cường quốc kinh tế Châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Ý v.v.. không ủng hộ.
Chỉ ba nước nhỏ gồm Bolivaria, Grenada và Dominica trong số 33 nước Nam Mỹ Châu và Caribbean ủng hộ Trung Cộng trong lúc 30 quốc gia khác thuộc khối quốc gia đang nổi (Emerging countries) không ủng hộ.
Những quốc gia đang nổi là khối quốc gia có những điều kiện trở thành những nước phát triển trong tương lai gần và là những quốc gia cạnh tranh sát ván trên thị trường quốc tế với Trung Cộng.
Về các tổ chức quốc tế. Theo Yearbook of International Organizations, hiện có hơn 20 ngàn Tổ chức Quốc Tế Phi Chính Phủ (INGOs) nhưng trong danh sách do Trung Cộng đưa ra chỉ vỏn vẹn 2 tổ chức gồm Liên Đoàn Á Rập (League of Arab States) và Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (Shanghai Cooperation Organization) ủng hộ quan điểm của Tập Cận Bình. Xin nhớ một trong hai tổ chức, Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải, vốn đã thuộc Trung Cộng.
Dù luôn mạnh miệng để tiếp tục hâm nóng chảo dầu cực đoan Đại Hán, họ Tập cũng biết thời gian sắp tới sẽ là thời gian đầy khó khăn.
Đương đầu trên bốn mặt trận cùng lúc (1) suy thoái kinh tế, (2) chiến tranh thương mại với Mỹ, (3) bị bao vây và cô lập, (4) phong trào dân chủ Hong Kong, Trung Cộng buộc phải “thỏa hiệp” nhiều hơn.
Nói chung, các quốc gia ủng hộ quan điểm của Trung Cộng hoặc thuộc thành phần cơ hội như Nga, Emirate, Kuwait hay thuộc thành phần kiếm ăn không cần biết nguyên nhân tranh chấp như mấy chục nước độc tài châu Phi.
Như đã chứng minh qua sự sụp đổ của “Hiệp ước Warsaw”, những liên minh không tin cậy dựa trên quyền lợi ngắn hạn và có tính áp đặt sẽ tức khắc tan vỡ một khi quyền lợi và tính áp đặt không còn tồn tại./.
Leave a Comment