Liệu Phạm Bình Minh có đáng trách

- Quảng Cáo -

Nguyễn Đình Cống|

Ngày 28 tháng 9 tại Liên hiệp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu 15 phút. Ông Minh nói chung chung về thành tích của VN, về căng thẳng ở Biển Đông, kêu gọi đa phương hóa quan hệ, không dám đụng đến tên Trung quốc.

Không biết Bộ Chính trị của Đảng đã bàn bạc và chỉ thị như thế nào, có những mưu lược cao cường gì trong chuyện này, nhưng việc ông Minh không dám nói đến Trung quốc ở LHQ đã làm cho phần đông dân Việt Nam thất vọng. Không những dân Việt mà chắc rằng Chính phủ nhiều nước cũng thất vọng. Họ chờ đợi sự lên án Trung quốc một cách mạnh mẽ của VN để tỏ rõ sự ủng hộ, để thể hiện sự đoàn kết chông bọn bành trướng. Nhưng họ đã không được nghe sau thời gian dài chờ đợi.

Bên cạnh những bài phê phán sự hèn nhát của Phạm Bình Minh, có vài ý kiến khuyên nên thông cảm vì ông không được tự do mà phải chịu sự chỉ đạo của cấp trên,
Tôi không tán thành với sự thông cảm đó. Trước hết phải biết ý kiến cá nhân của ông. Với tư cách Bộ trưởng BNG ông có thấy cần phải nêu tên Trung quốc ra không. Nhiều người cho rằng không nêu ra thì toàn thế giới cũng đã biết rõ. Vâng, người ta biết rõ, nhưng việc nêu hay không nêu tên Trung quốc có tác dụng khác nhau rất lớn. Ở đây không phải chuyên anh thông báo một tin tức mà cần tỏ thái độ nghiêm khắc kiên quyết. Anh phải hướng đến cử tọa, kêu gọi người ta ủng hộ. Thế mà anh chỉ nhìn vào giấy viết sẵn để đọc với giọng điệu rất bình thường. Một Ngoại trưởng, đáng ra phải nói năng hùng hồn, thì lại vẫn như bọn người kém trí tuệ, chỉ biết đọc bài do người khác soạn sẵn.

- Quảng Cáo -

Khi ông cho rằng không cần nêu, thế thì ông đồng lõa với cấp trên, không thể nói là ông bị người ta ép buộc. Khi ông thấy cần phải nêu, phải chỉ thẳng vào mặt Trung quôc, vậy ông có đề xuất và trao đổi với cấp trên không, có dám thuyết phục để họ chấp nhận ý kiến của ông không, hay ông chỉ ngoan ngoãn một lòng nghe theo họ, chỉ biết vâng dạ
Cha của ông là Nguyễn Cơ Thach (tên thật là Phạm Văn Cương), một Bộ trưởng Ngoại giao khá cứng rắn với Trung quốc, vì thế đã bị Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười loại bỏ. Không biết ông Minh có nghĩ tới cha hay không, có nghĩ rằng gặp trường hợp này Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch sẽ hành động như thế nào, giữ nguyên ý kiến để thể hiện , để bảo vệ tinh thần dân tộc và đồng thời giữ khí tiết, hay là chịu rụt cổ cúi đầu, bên ngoài nói là để giữ đoàn kết, thống nhất tư tưởng mà thực ra là che giấu sự tham quyền cố vị, không dám dũng cảm bảo vệ chính nghĩa.

Nếu quả thật ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị là không dám chỉ rõ tên Trung quốc thí tất cả họ đã nấp sau bức màn đen và đẩy một mính Phạm Bình Minh ra trước công luận để hứng chịu búa rìu của dư luận.

Theo lời khuyên “nên thông cảm với PBM” tôi tạm đặt vào vị trí của ông và thấy rùng mính. Theo trên thì tạm giữ được địa vị và giáu sang, nhưng….Quyết vạch rõ bộ mạt xâm lược của Trung quốc thì…..Đúng là tiến lên vướng núi, trở lại gặp sông. Nếu là tôi, tôi sẽ noi theo gương cha, thà bị mất chức tước , mất quyền lợi vật chất, thậm chí bị khai trừ Đảng như Trần Độ. Nguyễn Kiến Giang, Lê Hồng Hà, Trần Xuân Bách v.v…còn hơn ra giữa Liên Hiệp quốc phơi bày sự hén kém của cá nhân và của Nhà nước.Phải chăng Phạm Bình Minh đã vì quá sợ cấp trên hay vì ý thức hệ cộng sản mà phản lại cha ông. Liệu những người có lương tri có thể thông cảm?. Nếu PBM bị ép quá mức tại sao không dám tuyên bố từ chức để chống lại.

Khi Bộ trưởng Ngoại giao tuyên bố từ chức để phản đối việc không dám đụng đến Trung quốc xâm lược thì đó là một quả bom nổ giữa trời quang. VN đang rất cần những quả bom như thế để thức tỉnh. Xem trong các quan chức cao cấp của ĐCSVN chưa thấy ai có được dũng cảm để làm việc như vậy./.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here