Sắp đại hội 13, cuộc chiến tranh chấp quyền lực ở nhóm tứ trụ trong đảng cộng sản lại diễn ra. Để khởi động tinh sân cỏ, ôn lại một số chuyện cũ.
Cái này như kiểu trước thềm WC bóng đá, đài truyền hình thường lược lại những giải trước đó hoặc vòng đấu loại.
Dưới đây là lá thư tố cáo Nguyễn Tấn Dũng của cựu uỷ viên bộ chính trị Phan Diễn lúc đó. Phan Diễn người Quảng Nam, bí thư Đà Nẵng, trưởng ban kinh tế trung ương, thường trực ban bí thư, về hưu năm 2006.
Phan Diễn rời khỏi chức trưởng ban kinh tế trung ương, Trương Tấn Sang là người kế nhiệm.
Nếu xét về chức trưởng ban kinh tế trung ương và thời gian ở bộ chính trị từ năm 2006 về trước, thì Phan Diễn lẫn Trương Tấn Sang đều là cấp dưới của Nguyễn Tấn Dũng. Sau này Trương Tấn Sang vọt lên chức chủ tịch nước do được Nguyễn Minh Triết giới thiệu. Cả Sang và Triết đều có mối quan hệ mật thiết với Đặng Hoàng Yến. Minh Triết gửi gấm sân sau của mình là Hoàng Yến cho Trương Tấn Sang. Từ đây mối tình vụng trộm giữa Hoàng Yến và Tư Sang nảy sinh, Nguyễn Công Khế là người làm gia nô thu xếp cho đôi nhân tình này mỗi khi họ muốn mây mưa.
Lẽ ra mọi sự không có gì gay gắt giữa hai uỷ viên bộ chính trị gốc Nam Bộ là Tư Sang và Ba Dũng. Nhưng Đặng Hoàng Yến lúc đó dựa thế Tư Sang, đòi làm đại biểu quốc hội để có danh. Tư Sang đã thu xếp cho Yến làm đại biểu quốc hội ứng cử ở huyện Đức Hoà, Long An quê hương của Sang.
Yến được đà, sang chảnh, chơi ngông, lấn lướt. Nguyễn Tấn Dũng ngứa mắt mới đập te tua cả hai chị em Đặng Hoàng Yến và Đặng Thành Tâm.
Từ đó giữa Tư Sang và Tấn Dũng sinh ra mối thâm thù. Trương Tấn Sang đường đường là một anh hào, chủ tịch nước đầy quyền uy mà phải ôm mối hận nhìn người tình xinh đẹp bị đao thương vây bủa. Cuối cùng Tư Sang chỉ còn cách dùng ảnh hưởng của mình để cứu Yến khỏi ngồi tù, đưa sang bên Mỹ. Từ đó tình duyên cặp trai anh hùng ,gái thuyền quyên bị chia cắt cả một bờ đại dương.
Cũng từ đó như truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Tư Sang theo mùa dâng nước đánh Ba Dũng, năm này qua năm khác.
Sang vận động được Phan Diễn viết thư tố cáo Nguyễn Tấn Dũng, sau đó dùng thư này phán tán mọi nơi, dùng thân tín như Trịnh Văn Lâu bí thư Vĩnh Long viết tố cáo Ba Dũng theo. Một số thông tin mà Trương Huy San tức Huy Đức viết bài tấn công Nguyễn Tấn Dũng căn cứ theo lá đơn tố cáo của Phan Diễn.
Nguyễn Tấn Dũng đã phạm một điều tối kỵ trong cuộc chơi của những người cộng sản cao cấp, đó là đánh người tình của đồng chí mình. Chuyện đánh sân sau còn có thể chấp nhận, nhưng chuyện đánh người tình là điều tối kị vì nó gây vết thương lòng rất đau đớn cho người đàn ông đầy quyền lực như Tư Sang. Không có gì đau đớn hơn khi nhìn người yêu bị đoạ đầy mà không cứu được. Nỗi đau ấy âm thầm, dai dẳng trong lòng người anh hào xứ Long An mãi bao nhiêu năm.
Vì lẽ đó, khi tấn công Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang đã không nề hà lôi con cái, anh em nhà Nguyễn Tấn Dũng vào cuộc.
Xin mời các bạn xem lá thư tố cáo của Phan Diễn do Trương Tấn Sang đứng đằng sau:
Trở lại với vụ Trương Tấn Sang thuyết phục được người tiền nhiệm của mình là Phan Diễn viết thư tố cáo Nguyễn Tấn Dũng, đây là đòn nặng ký nhất mà Sang đập Nguyễn Tấn Dũng tính từ trước đó trở đi. Huy động được một cựu uỷ viên bộ chính trị, cựu thường trực ban bí thư đảng viết đơn tố cáo.
Trước khi lá đơn này gửi đi, Sang đã sử dụng dư luận xã hội làm bàn đạp để lá đơn có hiệu quả.
Những tin đồn Dũng sẽ bị xử lý sẽ bị bắt bỏ tù gây hưng phấn cho dư luận. Người ta háo hức chờ đợi một thủ tướng phải vào tù, đó là một kịch tích lớn mà ai cũng muốn thấy. Nhất là với quan chức lãnh đạo cộng sản phải vào tù thì người ta càng vui thích hơn. Phần khác là những kẻ đánh hơi thấy sự suy tàn của Nguyễn Tấn Dũng, muốn tranh thủ thể hiện mình là người cấp tiến, dũng cảm hay những kẻ muốn lấy lòng phe thắng cuộc mong kiếm chút sự nương nhờ sau này, tất cả tạo lên một làn sóng dư luận chỉ trích Nguyễn Tấn Dũng.
Trương Tấn Sang đã thành công trong việc sử dụng dư luận xã hội, Sang làm được một điều mà trước đó ít ai làm hoặc ít ai thành công, là Sang đã đưa tin tức nội bộ ngầm xuống dư luận, cộng với những đơn thư tố cáo, tài liệu nửa kín nửa hở kích thích dân tình ngóng trông. Nếu nói về người đầu tiên đưa tin tức nội bộ ra ngoài, sử dụng mạng xã hội để tấn công đối thủ thì chính Trương Tấn Sang là người đầu tiên khai phá mảng này.
Quan Làm Báo ra đời , đưa tin tức trước về vụ bắt bầu Kiên đã gây chấn động dư luận, rồi tiếp đó những lãnh đạo cao cấp khác của cộng sản cũng học theo chỉ đạo đàn em lập ra những trang như Cầu Nhật Tân, Tư Sang nham hiểm ….và đỉnh điểm là Chân Dung Quyền Lực.
Các trang cá nhân của các cây viết có nhiều người đọc cũng được ai đó tuồn tin cho viết. Việc tuồn tin có thể được trực tiếp gặp gỡ tiết lộ đối với những cá nhân trong nước, còn một số trang website ở nước ngoài thì nhận được những Email không xác định được rõ người gửi.
Đặng Hoàng Yến, Nguyễn Công Khế, Trương Huy San..dùng các mối quan hệ của mình để tạo nên một mạng lưới dư luận nhằm vào Nguyễn Tấn Dũng hỗ trợ cho Trương Tấn Sang. Phía Nguyễn Tấn Dũng kém cỏi hơn trong việc quan hệ với mạng xã hội hoặc các ” trí thức cấp tiến”, những tay bút có thiện cảm với Nguyễn Tấn Dũng như Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Như Phong…lại quá yếu ớt trong quan hệ với mạng xã hội.
Trước làn sóng dư luận và đơn tố cáo trong nội bộ nhắm vào mình, Nguyễn Tấn Dũng phải viết một lá thư dài gửi đến Nguyễn Phú Trọng để thanh minh.
Nguyễn Phú Trọng chỉ chờ có thế. Ông Trọng chả ghét gì Nguyễn Tấn Dũng, ông cũng chả ưa gì Trương Tấn Sang như dư luận lầm tưởng. Ông để Tư Sang tố cáo Nguyễn Tấn Dũng, đôi khi còn ủng hộ Trương Tấn Sang đánh Nguyễn Tấn Dũng. Đến khi Dũng phải đến ông như một kẻ dưới trướng đến thanh minh. Lúc ấy vị thế của ông đã thực sự trở thành một ông trùm.
Và quả thực sau những ầm ĩ tố cáo, thanh minh…của các đồng chí đang có khả năng đoạt ngôi báu, việc ông Trọng ở lại và các đồng chí có lực mạnh khác phải giã từ là một kết cục tất yêú mà ông Trọng đã chờ đợi.
Dưới đây là lá thư của Nguyễn Tấn Dũng gửi đến Nguyễn Phú Trọng để thanh minh. Lá thư này cũng là một sự xác nhận về quyền lực của ông Trọng sẽ nắm vị trí tuyệt đối ở đại hội 12. Nếu như Nguyễn Tấn Dũng không gửi lá thư này, ông ta quyết chiến tới cùng với Trương Tấn Sang, thì số phận đảng cộng sản VN sẽ có những bước ngoặt lớn. Nhưng ông ta, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chấp nhận chọn một cách chính thức công nhận ông Trọng sẽ là vị vua.
Trước trung ương 13 của nhiệm kỳ 11, Nguyễn Tấn Dũng giới thiệu Nguyễn Phú Trọng ở lại tái nhiệm chức tổng bí thư. Việc đó gây sững sờ cho bao nhiêu đàn em của Ba Dũng. Nhưng ông ta, Nguyễn Tấn Dũng khó có lựa chọn nào khác, nếu ông ta không làm thế, ông ta chỉ còn cách dấy lên một trận chiến khủng khiếp có thể làm biến động lịch sử.
Ông Trọng nắm ngôi toàn quyền, chế độ cộng sản được củng cố hơn, những phong trào biểu tình, phong trào xã hội dân sự, phản biện dần dần bị dẹp hết, những án tù khủng khiếp đổ lên đầu những người bất đồng chính kiến. Rất nhiều quan chức cấp cao và các đại gia bị đưa ra toà lãnh án tù để đổi lấy niềm tin của dân chúng với chế độ.
Nhưng rồi thấm thoắt lại đến nhiệm kỳ 13, ông Trọng sẽ giữ được tình trạng như trên bằng cách nào ?
Lá thư của Nguyễn Tấn Dũng gửi Nguyễn Phú Trọng:
Leave a Comment