Sáng 24/9, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông đã chính thức phát đi thông tin cho biết: sau khi tham khảo ý kiến của các cơ quan, Bộ đã chính thức chỉ lựa chọn các nhà thầu trong nước đấu thầu xây dựng 8 dự án thành phần, dự kiến đầu tư theo hình thức đối tác công – tư PPP (Public Private Partnership).
Như thế sẽ không chọn phương thức đấu thầu quốc tế đối với đường cao tốc Bắc -Nam phía Đông do lo ngại về an ninh – quốc phòng và cũng vì mức độ quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế không lớn.
Đây là một tin vui rất, rất vui. Nó thể hiện Nhà nước Việt Nam đã lắng nghe tiếng nói phản biện của nhân dân, các nhà khoa học, các nhân sĩ trí thức giàu lòng yêu nước.
Tuy nhiên, thông tin này còn tiềm ẩn nhiều nghi vấn:
1/ Theo những nguồn tin đáng tin cậy thì ngày 11 tháng 7, 2019 Ban xét duyệt/chấm thầu (bộ GTVT) tiết lộ có 51 nhà thầu tham dự trong đó có 15 thầu trong nước, 9 thầu liên doanh Trung -Việt, 16 nhà thầu Trung Quốc và 11 nhà thầu khác bao gồm Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Singapore và 7 nhà thầu Hàn Quốc.
Các nhà thầu Trung quốc đã thắng lớn 3 Dự Án là: 1) Nha Trang – Cam lâm. 2) Cam Lâm – Vĩnh Hảo (Bình Thuận),.3) Vĩnh Hảo – Phan Thiết.
Thầu Liên Doanh Trung-Việt thắng 2 dự án là (1) Mai Sơn (QL 45), (2) Nghi Sơn (QL45).
Thầu Việt Nam thắng 1 dự án là: (1) Châu Nga, Quỳ Châu, (Nghệ An)
Thầu Hàn Quốc Daewoo thắng một dự án: (1) Nghi Sơn – Diễn Châu.
Trong 7 dự án Cao Tốc Bắc Nam, Trung Quốc có mặt trong 5 dự án, bao gồm 3 dự án thầu 100% và 2 dự án thầu 50/50 với công ty Việt Nam.
Ta thấy gì qua kết quả xét duyệt/ chấm thầu này?
Trong 7 dự án BOT nhà thầu Trung quốc thắng 3 dự án lớn nhất kéo dài từ Nha trang đến Phan thiết 235 km; thêm nữa cùng với “liên doanh Việt – Trung” thắng 2 dự án nữa. Kết quả là Trung quốc có mặt 5/7 dự án; Chiếm đến 85% tổng của 7 dự án BOT kể cả chiều dài cung đường lẫn trị giá gói thầu/dự án.
Công ty Daewoo của Hàn quốc và các công ty Việt Nam chỉ thắng thầu những cung đường ngắn tẹo ở vùng Khu 4.
Ở đây ta thấy nhà thầu Trung quốc thắng thầu ở những cung đường có ý nghĩa an ninh sống còn, có vị trí chiến lược, đi qua Quân cảng Cam Ranh, khống chế hầu như toàn bộ biển Đông. (Xem bản đồ dưới đây).
(Kết quả xét duyệt/chấm thầu này được bộ GTVT giữ tuyệt mật)
Vậy mà thông báo sáng 24/9 không có lời nào tuyên bố hủy bỏ kết quả chấm thầu ngày 11/7/2019.
2/ Có tới 51 nhà thầu tham gia đấu thầu, trong đó chỉ có 15 nhà thâu trong nước, thế mà bộ GTVT lại nêu lý do “mức độ quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế không lớn” nên chỉ chọn nhà thầu trong nước. Nghe thiếu thuyết phục.
Tuy nhiên, hai nghi vấn trên chỉ là thứ yếu. Nghi vấn sau đây mới đáng lo ngại.
3/ Các nhà thầu trong nước thắng thầu hoặc được chỉ định thầu 7 gói thầu cao tốc Bắc-Nam có thực sự là các công ty thuần Việt không hay chỉ là cái vỏ bề ngoài mà cái lõi của nó là Trung quốc? Như chúng ta đã biết bọn người Trung quốc rất ranh ma dùng người Việt dứng tên mua/thu gom đất ở rất nhiều địa phương, đặc biệt những khu vực có vị trí chiến lược quan trọng. Và nữa, rất nhiều các tập đoàn của Việt Nam do Trung quốc dựng lên, hoạt động kinh doanh bằng tiền vốn Trung quốc bơm cho, lợi nhuận lại chuyển về Trung quốc. Thế thì các nhà thầu Việt Nam tham gia thi công cao tốc Bắc-Nam cũng rất có thể do Trung quốc thao túng, chỉ huy.
Vậy nên yêu cầu bộ GTVT:
- Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng TÊN CÁC CÔNG TY THẮNG THẦU HOẶC ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH THẦU.
- Tuyệt đối nghiêm cấm người Trung quốc tham gia vào các hoạt động thi công đường cao tốc ở dưới bất kỳ hình thức nào như cố vấn/tư vấn thiết kế, thi công, giám sát…
- Không được sử dụng các thiết bị thi công do Trung quốc chế tạo hoặc có nguồn gốc xuất xứ từ Trung quốc. Đồng thời cúng không được sử dụng các vật liệu có nguồn gốc Trung quốc. Bởi vì các thiết bị vật tư TQ thường có chất lương rất thấp nên không đảm bảo chất lượng công trình./.
Leave a Comment