Đu càng là từ mà nhóm dư luận viên hay dùng để miệt thị những người Việt chạy trốn khỏi súng đạn và sự trả thù sau đó của quân đội Bắc Việt khi vào “giải phóng” miền Nam. Nghĩa đen của nó là đu càng trực thăng di tản, nhưng sau này Cộng Sản họ ám chỉ cho những người bỏ nước ra đi vì không chịu nổi sự hà khắc của Cộng Sản. Nhìn những thước phim lịch sử không ai không xót cho cảnh ấy. Người Việt bị chia rẽ đến cực độ, tức người Việt kinh sợ người Việt nhất chứ không phải là ngoại bang nào cả. Khi đó, người Việt tự do sợ người Việt Cộng Sản còn hơn sợ thú dữ, họ nháo nhào di tản trong hoảng hốt và tuyệt vọng.
Sau ngày 30/04/1975 thì làn sóng trốn chạy Cộng Sản vẫn tiếp tục và tạo ra một thảm cảnh đi vào lịch sử nhân loại, hình ảnh thuyền nhân (boat people) trốn chạy trên những chiếc ghe gỗ chở đầy người, và rất nhiều trong số họ đã phải làm nạn nhân cho cướp biển hoặc làm mồi cho cá.
Người Việt tự do chạy là đúng, vì sao? Vì chính người Bắc di cư vào Nam sau hiệp định Geneve đã nếm trải nỗi kinh hoàng Cộng Sản. Chính họ đã phải chạy trốn Cộng Sản vì phong trào Cải Cách Ruộng Đất đã giết người vô tội một cách bừa bãi và quá dã man. Cộng thêm vào đó là quân Cộng Sản nổi lên ở miền Nam cũng chuyên đi giết hại thường dân để khủng bố chính quyền VNCH, làm cho người dân Miền Nam thời đó thấy thất kinh khi nhắc đến từ “Việt Cộng”.
Và điều quan trọng là, những trí thức chân chính Miền Nam thời đó họ nhận ra rằng, sở dĩ những người CS cầm súng vô cùng nguy hiểm là bởi trong họ hội tụ cả 2 yếu tố dốt và ác. Cái nguy hiểm của cái ác nằm trong thằng dốt là nó biến con người làm điều cực ác và phi nghĩa nhưng lại nghĩ rằng nó đã làm điều chính nghĩa, đồng thời nó không có khả năng giác ngộ. Đứng trước đội quân như vậy mang súng đạn tràn vào Miền Nam thì người dân không hoảng hốt tháo chạy mới lạ. Câu nói “nếu cột đèn biết đi cũng bỏ nước ra đi” đã nói lên tất cả. Sống với CS là nỗi kinh hoàng.
Người Việt tự do là kẻ thua cuộc, và từ cột mốc thua cuộc đó họ trở thành nạn nhân, họ sống trong kinh hoàng đúng nghĩa. Cho nên, họ có “đu càng” cũng là điều rất đáng thương, hoàn toàn không phải là nỗi nhục. Sau chuỗi ngày kinh hoàng đó, tưởng dân đã hết “đu càng”, ai dè đến hôm nay vẫn xảy ra cảnh “đu càng” ấy, mà càng nhục hơn nữa, kẻ “đu càng” hôm nay không phải là những nạn nhân chế độ mà là những kẻ ăn trên ngồi trốc trong tay có quyền lẫn tiền.
Trong chuyến thăm của bà Nguyễn Thị Kim Ngân sang Hàn Quốc là một phái đoàn 162 người, trong đó có 20 bộ trưởng và thứ trưởng. Đi trong đoàn này chắc chắn đều là những kẻ có quyền có tiền không ít thì nhiều, ấy vậy mà có đến 9 người trốn ở lại Hàn Quốc một cách bất hợp pháp. Một nỗi nhục ê chề cho ĐCSVN. Đấy! Có quyền có tiền vẫn đu càng một cách nhục nhã.
Giàu như ĐặngThị Hoàng Yến thì bỏ hàng núi tiền để “đu càng” sang Mỹ, ít tiền hơn thì “đu càng” sang Hàn Quốc. Kết quả cai trị của ĐCS sau 74 năm thì mọi tầng lớp đều thấy Việt Nam thực sự là nơi không phải để sống mà chỉ là nơi để đấu tranh sinh tồn. 9 người được tháp tùng đoàn của bà Chủ Tịch Quốc Hội là thành phần có quyền và có tiền, nhưng sao họ trốn ở lại Hàn Quốc? Chắc chắn dù đang nắm quyền tiền thì họ cũng không còn thấy an toàn vì hiện nay ĐCS như là bầy thú hoang không chỉ cắn xé dân mà còn cắn xé nhau.
Trước đây bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã hách dịch hỏi những người Việt Nam chỉ trích chế độ rằng “họ đã làm gì cho đất nước?”, thì này nay 9 người trốn lại Hàn Quốc đã cho câu trả lời thích đáng rằng, hãy đừng hỏi dân làm gì cho tổ quốc mà hãy hỏi chính ĐCS đã làm gì cho dân cho nước mà sao thành phần nào cũng muốn bỏ nước ra đi? 9 người bỏ trốn này chính là câu trả lời rằng, ĐCS đã và đang đưa con tàu đất nước ngày một chìm sâu trong sự bất an và đói nghèo. Đáng lẽ ra đây chính là là một nỗi nhục của ĐCS, nhưng rất tiếc họ không hề biết nhục, dù có nỗi nhục lớn cỡ nào thì họ vẫn tự cho mình là “quang vinh muôn năm” mà thôi. Thế đấy, cái “quang vinh muôn năm” của họ là như thế, một thứ tinh thần AQ đúng nghĩa./.
Leave a Comment