Chính sách là gì? Chính sách là một hệ thống gồm các nguyên tắc, các luật lệ, và các ưu tiên được những người có quyền lực tập hợp lại thành một gói riêng biệt. Mục đích của nó là để hướng bộ máy nhà nước vận hành theo một hướng định sẵn nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Nói tới từ “chính sách” là nói đến những vấn đề lớn của đất nước, nó ở tầm vĩ mô và cái lợi của nó là cái lợi dành cho đất nước và dành cho toàn dân. Quốc gia nào cũng vậy, chính phủ luôn phải ra những chính sách để đất nước đạt được thành tựu theo mục tiêu đã đề ra. Đã là chính phủ thì phải làm chính sách, nhưng chỉ có chính sách đúng thì đất nước mới có thành tựu và bức phá vượt lên được.
Những thành tựu kinh tế của Hàn Quốc đều gắn với chính sách của chính phủ thời kì đầu. Để mọc lên nhưng Chaebol như Samsung, LG, Huyndai hôm nay thì điểm bắt đầu của nó là từ những chính sách đúng đắn của tổng thống Park Chung Hee từ thập niên 60 thế kỷ trước. Và tất nhiên, tất cả những sự thành công của Singapore và Đài Loan cũng gắn liền với những chính sách đúng. Chính phủ Việt Nam cũng làm rất nhiều chính sách để hiện thực hóa tham vọng, nhưng hầu hết những chính sách nhằm mục đích phát triển đất nước đều thất bại.
Nói đến từ “chính sách” là nói đến hình ảnh một bộ máy nhà nước đang cố gắng tập hợp chất xám, tập hợp quyền lực vạch ra những phương pháp, và thống nhất cách hành động nhằm đạt mục đích nào đó. Chính sách thường gắn liền với những việc quốc gia đại sự chứ những chuyện như con kiến, con muỗi thì ai lại tổn hao công sức để làm “chính sách” vì nó bao giờ? Ấy vậy mà những ngày gần đây trên báo chí CS lại xuất hiện cụm từ “áp dụng chính sách hình sự đặc biệt với Phạm Nhật Vũ, Trương Minh Tuấn”. Thực ra Phạm Nhật Vũ và trương Minh tuấn chỉ là những tên tội phạm không hơn không kém, bọn này chỉ cần được xử như hàng vạn tội phạm khác là xong. Luật TTHS có đó, luật HS có đó, bộ máy công quyền cũng có đó thì cứ thế mà xử thôi việc gì phải làm chính sách riêng cho chúng?
Lâu nay chúng ta cứ nghĩ rằng, những kẻ có chức có quyền ăn vận veston suốt ngày xuất hiện trên TV họp với hành, mồm bàn chuyện quốc gia đại sự, nhưng thực chất thì sao? Thực chất những con người này cố ngoi lên những vị trí đó chỉ để trục lợi, hết. Vì thế nên khi bắt tay làm chính sách để phát triển đất nước thì không ra gì, vì thiếu tâm nên không bao giờ bọn họ vì nước, thiếu tầm nên không thể nhìn ra hướng đi cho đất nước, và thiếu năng lực nên không thể quản trị đất nước mà thay vào đó là dùng bạo lực đe dọa. Làm quan chức ở Việt Nam chỉ cần có 2 thứ, đó là thủ đoạn thật thâm và lòng dạ thật hiểm ác để bòn rút mọi thứ cho mình, hết.
Theo Điểm a, Khoản 4, Điều 278 BLHS quy định thì chỉ cần chiếm đoạt từ 500 triệu đồng trở lên sẽ bị phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình. Thế nhưng, người dân Việt Nam tin chắc, những người này sẽ không bao giờ nhận bất kỳ một mức án nào trong quy định này mà chắc chắn họ sẽ về nhà sau một thời gian vụ án chìm vào quên lãng. Với quan chức tép riu như Nguyễn Hữu Linh thì sau khi xã hội đấu tranh không biết mệt mỏi, chính quyền mới xử chiếu lệ với bản án 18 tháng tù mà không hề bắt giam, thì huống hồ chi với những nhân vật quyền to tiền lớn như Phạm Nhật Vũ và Nguyễn Bắc Son? 2 kẻ rất đặc biệt, đặc biệt đến nỗi được cả bộ máy nhà nước huy động quyền lực làm chính sách riêng để gỡ tội cho họ thì làm sao mà 2 kẻ này ở tù 20 năm hay bị tử hình được? Không bao giờ.
Nhà nước làm chính sách để cứu tội phạm, chuyện chỉ có ở nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam này. Không từ nào thích hợp hơn từ “khốn nạn” để chỉ về bản chất của chế độ này./.
Leave a Comment