Tứ Trụ hay Tam Trụ không còn là vấn đề. Vấn đề ai là người đứng đầu có lẽ cũng không hẳn quá quan trọng bởi nó kèm theo nhân sự như thế nào và cán cân quyền lực sẽ ra sao.
Dư luận đang tập trung vào hướng, ông Trọng ủng hộ ai và ông Trọng có đi tiếp hết nhiệm kỳ này không?
Sự việc tuần qua, ông Thủ Tướng Mã Lai Mahathir Mohamad sang thăm Hà Nội và đích thân lái thử chiếc xe hơi Vinfast đã chứng minh cho một điều rằng, giới hạn tuổi tác trong hoạt động chính trị là một chiêu thức được tạo ra chỉ nhằm tới sự hạn chế nhân tài mà thôi.
Già hay trẻ không quan trọng bằng tài năng chín đến đâu.
Đại hội 8, dự kiến nhân sự chỉ có ông Đỗ Mười sẽ là trường hợp quá tuổi. Tuy nhiên, cuối cùng thì có ba ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh và Võ Văn Kiệt đều ở lại.
Khóa trước, ở cấp cao, chỉ có mình ông Nguyễn Phú Trọng. Thêm vài ông nữa nhưng chỉ là cấp trung ủy gồm Cao Đức Phát, Đỗ Bá Tị, Bùi Nam và Uông Chu Lưu.
Khóa này, Phạm Minh Chính sẽ sử dụng tối đa phương án tuổi để đạt được mục đích của nhóm này.
Hơi dài dòng một chút nhưng xin diễn giả một số khái niệm chính trị ở Việt Nam.
Từ thời ông Ba Duẩn, Tổng Bí Thư và Trưởng Ban Tổ Chức luôn gắn kết chặt chẽ. Ông Lê Duẩn có định hướng gì, ông Thọ sẽ triển khai rất quyết liệt.
Nhưng những khóa gần đây, quân hồi vô phèng, Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh không thể điều hành được các ông trưởng Ban Tổ Chức và việc ông Trọng quá tin tưởng vào ông Tô Huy Rứa đã làm cho nhiều kế hoạch của ông Trọng thất bại ở đại hội trước.
Trong số những huynh đệ của nhóm Ba Dũng để lại đã ngang nhiên tiến vào Bộ Chính Trị như Phạm Minh Chính, Nguyễn Văn Bình, Tô Lâm, Hoàng Trung Hải và Đinh La Thăng.
Đặc biệt thất bại là việc để Phạm Minh Chính giữ chân trưởng Ban Tổ Chức.
Hơn nữa, Ông Trọng lại bị đột quỵ và không thể điều hành được. Công cuộc chống tham nhũng chững lại. Công cụ để làm tổ chức thông qua công cuộc phòng chống tham nhũng đã mất đi một vế đáng kể.
Thêm nữa, viêc ông Trọng nhọc tới mức, không thể điều hành được chính là cơ hội tốt để Phạm Minh Chính toàn quyền quyết định chuyện nhân sự cấp cao trong bối cảnh giữa hai ông Nguyễn Xuân Phúc và Trần Quốc Vượng chưa thấy được sự vượt trội của ai.
Có vẻ như, việc Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc quá hớn hở khi ông Trọng dưỡng bịnh trong 108 đã tới tai ông Trọng và ông Trọng không vui. Dường như có một luồng dư luận là ông Trọng nghiêng sự ủng hộ về phía ông Vượng.
Thử phân tích giữa hai ông Vượng và Phúc.
Ông Vượng có thể tạm coi là người tương đối quyết liệt nếu có ông Trọng bật đèn xanh trong một số trường hợp chống tham nhũng. Ông Vượng được coi là trong sạch. Nhưng bản lĩnh của ông Vượng như thế nào vẫn là một vấn đề cần theo dõi khi ông Vượng chưa hề qua cấp lãnh đạo địa phương. Ông Vượng chỉ là một cán bộ văn phòng Trung Ương rồi một thời gian qua làm bên Kiểm Sát và chưa thể thấy ông đã thể hiện như thế nào trong các vấn đề đa dạng và phức tạp của đất nước, đặc biệt là đối ngoại.
Tốt thôi liệu có đủ?
Ông Phúc được xem xét như là một phần nhỉnh hơn khi ông là đương kim thủ tướng.
Nhưng việc làm thủ tướng của ông bị coi là có phần bá xạo khi luôn khai vống lên các con số để làm cho tình hình kinh tế đất nước luôn nổi bật. Tỷ lệ tăng trưởng GDP luôn cao cho dù suốt năm qua, chả có công trình lớn nào được triển khai.
Hiện còn khoảng 500 ngàn tỷ trái phiếu chính phủ bị đọng lại trong khi phải trả lãi rất cao. Giải ngân vốn ODA chỉ đạt 2,5%. Số doanh nghiệp giải thể nhiều. Vậy thì tại sao lại có được con số tăng trưởng đẹp như vậy? Nó chỉ có thể giải thích rằng, nó đã được làm giả.
Ông Phúc bị quy kết có sân sau, có đàn em đệ tử và gây ra nhiều vấnđề phức tạp. Ngoài những chi tiết từng nêu trong kỳ trước, lần này chúng tôi xin đặc biệt nhấn mạnh đến dự án chống ngập tại Sài Gòn lên đến 10 ngàn tỷ đồng trong đó con rể ông Phúc là Vũ Chí Hùng có can dự. Ngân hàng quốc gia đã bơm vào Trung Nam Group để thực hiện dự án chống ngập lên đến 3000 tỷ. Đây là biểu hiện rõ nét nhất về việc, ông Phúc chả kém gì ông Dũng khi con cái cũng tham gia vấn đề tiền bạc. Về khoản con cái này thì ông Trọng đáng tôn trọng hơn.
Cho đến nay, ông Phúc vẫn chưa cho công bố việc Vinashin phá sản cũng là điều thể hiện sự lòng vòng mà ông Phúc gắn với ông Ba Dũng.
Ông Phúc cản trở việc công bố kết luận Đa Phước và Sơn Trà cũng là một ví dụ rất điển hình.
Qua một vài ví dụ như vậy để thấy, việc ông Phúc tiếp tục có vị trí cao hơn sẽ khó kiểm soát được ông Phúc.
Ông Phúc cũng có phần lo ngại về thái độ của ông Trọng nên ông Phúc đã có giải pháp riêng.
Thứ nhất là việc ông Phúc cũng chuẩn bị phương án vận động các địa phương. Chả thế mà ông ấy đi liên tục địa phương. Dùng tài chính để Trung Ương ủng hộ hoặc thậm chí có thể là để đại hội bầu ông như Ông Ba Dũng đã làm nhưng thất bại ở kỳ đại hội trước.
Phương án thứ 2 là liên kết với Bà Ngân.
Cuối tháng 7, người ta nhận thấy có sự gặp gỡ của những người này với nhau để phân chia quyền lực. Ông Phúc và vợ, con gái, con rể tới nhà bà Ngân ăn tối.
Ông Phúc thăm ông Dũng ở Sài Gòn và cả ở Hà Nội mỗi khi ông Dũng ra. Ông Phúc và Thân Đức Nam ăn sáng với ông Dũng tại bệnh viện 108.
Ông Phúc hy vọng sẽ làm Tổng Bí Thư và Bà Ngân làm thủ tướng hoặc ngược lại. Ít nhất thì ông ấy không về mà vẫn ở vị trí tứ trụ.
Nếu giải pháp được bàn đến là ông Trọng ủng hộ ông Vượng thì thủ tướng sẽ là Vương Đinh Huệ. Cái này thì giới ngoại giao tại Hà Nội đang bàn nhiều.
Giải pháp mà nhóm Ba Dũng đưa ra sẽ không có vị trí nào dành cho ông Phúc.
Có hai phương án mà nhóm Ba Dũng đưa ra là Ông Vượng có thể là tổng bí thư nhưng thủ tướng sẽ là bà Ngân. Khi đó, quyền lực vẫn giữ được. Nhóm ông Dũng chấp nhận lùi để liên kết nhưng ông Vượng lên sẽ chỉ là bù nhìn. Mọi sự nằm trong tay Bà Ngân như ông Dũng làm thủ tướng và ông Nông Đức Mạnh là tổng bí thư.
Phương án thứ hai thì đó là phương án lý tưởng cho nhóm này đó là Bà Ngân là Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Tô Lâm, Thủ Tướng Nguyễn Văn Bình và Chủ Tịch Quốc Hội Phạm Minh Chính.
Ông Chính sẽ dùng phương án tuổi để loại các đối thủ và chỉ để lại một phương án quá tuổi.
Nếu một phương án quá tuổi thì kiểu gì, những vị trí còn lại sẽ là của nhóm Ba Dũng.
Và ngay trong kỳ họp trung ương tới, Phạm Minh Chính sẽ hành động ngay và thậm chí vô hiệu hóa ông Trọng ngay lập tức.
Điều này diễn ra trong bối cảnh quân đội đang bị phe công an khống chế và không có bất kỳ thái độ ủng hộ nhân sự nào.
Một loạt tướng quân đội bị điều tra và thậm chí Tô Lâm còn dọa bắt khi mở rộng điều tra Út Trọc.
Vậy thì ai hành động nhanh và hành động trước thì sẽ thành công. Nếu ông Trọng không hạ ngay và khống chế được nhóm Chính Bình Lâm Hải thì coi như ông đã thất bại và nhãn tiền nhìn thấy ngay trước mặt.
Một ngày không xa, chỉ chưa tới 2 năm nữa, sẽ có một nữ Tổng Bí Thư người Nam Bộ. Việc ông không thể xây dựng thành công người kế nhiệm thì coi như ông thất bại.
Cũng như hai ông Phúc Vượng cứ so kè nhau thì Bà Ngân đương nhiên hưởng thành quả của cái gọi nà Ngọa Sơn Quan Hổ Đấu.
Ở một vế khác, nếu ông Phúc vẫn đặt niềm tin vào nhóm Ba Dũng, ông Phúc có thể phải ngậm ngùi cay đắng. Nhưng nếu đoàn kết với Ông Vượng sẽ là giải pháp an toàn hơn và ông chấp nhận vẫn làm thủ tướng và đứng vững trên quyền lực thêm một nhiệm kỳ nữa. Dù ai làm gì thì ông Dũng đang hướng tới một chân phó thủ tướng cho con trai mình ở nhiệm kỳ tới.
Xin kết thúc phần phân tích các kịch bản nhân sự tổng bí thư ở đây bằng một câu chuyện cũ.
Trong báo cáo chính trị nội bộ nhận được từ nhóm một số cán bộ chuẩn bị đại hội 9 khi gặp cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng trước khi ông Đồng mất vào tháng 4 năm 2000. Ông Đồng có nói với các cán bộ này là liệu Đảng này có kịp làm đại hội 13 hay không?
Dù như thế nào thì đất nước không thể điều hành bởi nhóm độc tài vơ vét và tàn phá đất nước như Ba Dũng, Tô Lâm, Nguyễn Văn Bình, Pham Minh Chính, Hoàng Trung Hải…
Thời gian không còn nhiều cho Ông Trọng chứng minh, ông thực sự vì dân vì nước chứ không phải tham quyền cố vị và công cuộc chống tham nhũng của ông không có vùng cấm chứ không phải là cuộc thanh trừng phe nhóm./.
Leave a Comment