Khi vụ án mạng xảy ra ở trường Gateway thì ngay lập tức cộng đồng mạng đã nhanh chóng truy ra rằng, trường này thuộc tập đoàn Edufit gồm 4 người nắm cổ phần, trong đó có 1 người là con gái ông Phúc nắm giữ 14,3%, 1 người người là con gái của ông Trần Văn Vệ – trung tướng – phó thủ trưởng thường trực Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra – chánh văn phòng Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An, và 2 người còn lại là con gái ông chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng Đông Á. Như vậy sau lưng trường Gateway là 4 đại tiểu thư, sau 4 đại tiểu thư là 3 ngọn núi sừng sững gồm 1 người là thủ tướng, 1 người là lãnh đạo bộ công an và 1 là lãnh đạo ngân hàng.
Với vụ án nghiêm trọng như vậy thì tất nhiên mạng xã hội sẽ bùng nổ và chắc chắn nhiều khía cạnh của vụ án bị soi rất kỹ, có rất nhiều câu hỏi về trách nhiệm được đặt ra, nhưng chung quy lại là hầu hết những người am hiểu về pháp luật đều cho rằng, pháp nhân chịu trách nhiệm về cái chết của cháu bé là trường Gateway chứ không phải con gái ông thủ tướng và 3 cổ đông kia. 4 đại tiểu thư này chỉ là người bỏ tiền góp vốn và điều hành cả tập đoàn, còn việc vận hành của từng ngôi trường thì lãnh đạo trường ấy chịu trách nhiệm trước tiên, 4 người kia có thể liên đới trách nhiệm nhưng theo tôi là không nhiều.
Khi vụ án đau lòng xảy ra tất nhiên sẽ thu hút dư luận cộng đồng mạng rất mạnh, và tất nhiên dân mạng cũng đã đặt rất nhiều câu hỏi để các cơ quan có trách nhiệm trả lời như: Ai là chủ đầu tư ngôi trường Gateway? Tại sao không thấy bất kỳ lời khai của một bé nào đi chung chuyến xe với bé Long? Tại sao cự li từ bãi đậu đến trường chỉ có 1,7 km mà xe phải mất đến 27 phút để tới nơi? Tại sao khi đi học bé Long mặc áo đỏ mà khi được bế ra khỏi xe bé lại mặc áo trắng xám? Blah blah blah.. đó là những câu hỏi điển hình trong hàng loạt câu hỏi mà những người quan tâm đã đặt ra. Họ cần có câu trả lời thỏa đáng từ phía cơ quan chức năng.
Như chúng ta biết, xã hội nào người dân cũng luôn đặt ra những câu hỏi quanh những vụ án như vậy với cơ quan nhà nước có trách nhiệm. Vấn đề sẽ trở nên đơn giản khi các cơ quan này tìm ra sự thật. Mà đã là sự thật thì tất nhiên sẽ là đáp ứng thỏa đáng những thắc mắc của dân. Mà người dân được giải quyết thỏa đáng thì chắc chắn sự nghi ngờ không còn nữa. Dập tắt dư luận chỉ đơn giản là vậy thôi. Thế nhưng nếu cơ quan chức năng làm ngược lại, tức họ không chịu truy tìm sự thật mà tìm cách tránh né, họ cố lấp liếm bằng cách cố tình chống chế hoặc vu cáo người khác một cách vô đạo đức nhằm chạy tội cho những người có chức có quyền thì sao? Thì tất nhiên sự nghi ngờ của người dân sẽ tăng lên gấp bội.
Nhìn lại cách xử lý thông tin của chính quyền CS trong thời gian qua, chúng ta đã thấy rất rõ là cả bộ máy nhà nước đang ăn thuế của dân này đã và đang soạn từng kịch bản để đối phó với những thắc mắc ấy. Đầu tiên, đó là có chỉ đạo rút tên con gái ông thủ tướng Phúc ra khỏi danh sách cổ đông Edufit trên các bài báo nhà nước. Bước tiếp theo là công an và báo chí cố tình quy trách nhiệm cho bà Nguyễn Thị Bích Quy(người đón trẻ) thay vì khởi tố nhiều cá nhân có liên quan đến quy trình làm bé Long tử vong. Bước tiếp theo nữa là có mệnh lệnh ngầm chỉ đạo báo chí đồng loạt đăng bài bôi nhọ bị can Nguyễn Thị Bích Quy, rằng bà này là người “có tiền sự”. Đây là một hành động vô đạo đức của người chỉ đạo và của hệ thống báo chí CS. Bà Quy có tiền sự hay không thì có liên quan gì đến vụ án này? Song song với hành động bôi nhọ của báo chí là hình ảnh ông phó giám đốc Công an Thành Phố Hà Nội lên báo nói rằng “có thể bé trai 6 tuổi tự thay áo trong xe”. Đây là một hành động đánh trống lảng nhằm khỏa lấp yếu tố nghi ngờ ai đã đánh tráo chiếc áo trên cơ thể cháu bé? v.v..
Qua phản ứng của công an và báo chí đã làm hiện lên một hình ảnh rõ rệt, đó là cả bộ máy chính quyền đang bị điều khiển để lái vụ án sang một hướng khác, đổ tội cho con Tốt nhằm chạy tội cho Xe – Pháo – Mã. Mà để lái cả bộ máy nhà nước thì ai có thể lái được? 4 vị tiểu thư đang nắm cổ đông Edufit ư? Không! 4 cô này không đủ sức đẩy bộ máy nhà nước nhúc nhích chứ nói gì lái. Ông tướng công an và anh trai của ông là chủ tịch ngân hàng đã lái bộ máy nhà nước ư? Không! 2 người này tuy có thế lực nhưng họ không phải là ngươi cầm lái bộ máy nhà nước. 2 người này chưa đủ tầm. Vậy ai đã cho bộ máy nhà nước đạp lên đạo đức và pháp luật để đi lệch hướng? Không ai khác đó là ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Chính ta chứ không ai khác.
Thực ra nếu để cho bộ máy nhà nước đi đúng lề luật pháp, thì cùng lắm là lãnh đạo Gateway và những người liên quan cấp dưới bị khởi tố, còn xa pháp luật mới với tới được cô Nguyễn Thị Xuân Trang con gái ông Phúc. Thế nhưng không biết sao, trong vụ này ông Nguyễn Xuân phúc quá nhanh nhảu thọc tay vào lái vụ việc đi lệch hướng một cách thô bạo như vậy? Với con tàu vạn tấn thì ai có thể xô lệch quỹ đạo của nó? Người có khả năng làm việc đó chỉ có thể là kẻ lái tàu. Ông Nguyễn Xuân Phúc – người đang cầm lái chính phủ với 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 9 cơ quan trực thuộc chính phủ đã ra tay lái vụ việc này chứ không ai khác. Ông Phúc đã dùng dao mổ lợn chém ruồi. Chính hành động cầm giao mổ lợn quá sớm của ông thủ mà mọi người mới biết cách xử lý công việc của một người đứng đầu chính phủ nó tào lao như thế nào. Một ông thủ tướng như thế, thì sẽ đưa Việt Nam đi về đâu đây?
Tham khảo:
https://vtc.vn/ba-nguyen-bich-quy-tung-co-tien-su-ve-toi-gi-d494903.html
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/co-the-be-trai-6-tuoi-truong-gateway-tu-thay-ao-trong-xe-562646.html
Leave a Comment