Tình hình Biển Đông rất là căng thẳng nhưng Nam không dám viết gì vì còn một vấn đề khá khó hiểu là tại sao Trung Quốc lại tăng cường gây hấn ở Biển Đông trong thời điểm bị bao vây ở hầu hết các ngả. Mục đích của việc gây hấn này là gì? Chó cùng cắn giậu, khiêu khích để châm ngòi chiến tranh hay gì? Khá là khó hiểu.
Mỹ cùng một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, một số quốc gia Châu Âu đã khiến Trung Quốc phải điêu đứng ở mọi mặt trận. Dân chủ ở Hồng Công, thuế chồng thuế, Biển Đông, Đài Loan, chạy đua hạt nhân đang là những vấn đề khiến Trung Quốc phải đau đầu.
+) Đài Loan và Hồng Công cùng với các vấn đề nhân quyền, tôn giáo ở các khu tự trị của Trung Quốc được Mỹ khai thác, tiếp sức khá mạnh mẽ, nhất là việc hậu thuẫn cho Đài Loan. Đây gần như là trò chia để diệt cho dễ của Mỹ. Điều này khiến Trung Quốc rất đau đầu. Nếu Đài Loan, Hồng Công và một số khu tự trị khác giành độc lập hay khiến Đại Lục phải nhượng bộ một số yêu cầu nhất định thì coi như Trung Quốc thua đẹp. Vậy nên bằng mọi giá Trung Quốc sẽ phải giữ được hiện trạng lãnh thổ như bây giờ.
+) Thuế: Ở trên là đánh vào nội bộ chính trị, thuế là đánh vào kinh tế cực kỳ nguy hiểm mà Mỹ dành tặng Trung Quốc. Việc liên tiếp tăng thuế và dự kiến tăng thêm thuế lên hàng hóa của Trung Quốc đã khiến nền kinh tế của nước này rơi vào tình trạng báo động rõ ràng. Sự sụt giảm các chỉ số kinh tế cũng như thiệt hại cho Trung Quốc là khó có thể đong đếm. Sụt giảm tài chính, thất nghiệp, trật tự xã hội bị lung lay, chuyển dịch kinh tế…đang khiến Trung Quốc hết sức đau đầu và chỉ đáp trả lại Mỹ một cách yếu ớt. Ngoài Mỹ ra lại thêm Ấn Độ cũng đang hăm dọa sẽ tăng thuế với hàng Trung Quốc và làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc đang xảy ra rất mạnh mẽ ở quốc gia đông dân top đầu thế giới này. Đã khó là càng thêm khó. Việc chiến tranh thương mại chưa dừng ở đây và chưa biết khi nào nó dừng. Nhưng thiệt hại kinh tế mà nó gây ra cho Trung Quốc là rất lớn.
+) Chạy đua hạt nhân: Việc nội bộ chính trị thì rối ren, kinh tế thì lao đao giờ lại bị Mỹ lôi vào cuộc chạy đua hạt nhân. Sau khi Mỹ rút khỏi INF, Nga đã bị cuốn vào cuộc đua hạt nhân với Mỹ sau khi Mỹ bắn quả tên lửa vừa rồi và Nga đáp trả lại hai quả. Nhưng bên Mỹ lại nói rằng việc phóng tên lửa của Mỹ là dành tặng cho Trung Quốc. Rõ ràng đây là lời mời mọc đầy khiêu khích mà Mỹ ngỏ với Trung Quốc. Chạy đua hạt nhân là việc tốn rất nhiều tài chính. Mà trong khi đó Trung Quốc cũng như Nga lại đang đau đầu vì tài chính. Dường như Mỹ muốn hai nước này dốc cạn túi để đọ tiền với Mỹ chăng? Và dĩ nhiên là họ không đủ tiền để chơi với Mỹ về khoản chạy đua vũ trang rồi. Mà không chạy thì không được bởi Mỹ mời mọc khiêu khích thế cơ mà.
+) Biển Đông: Tài nguyên, vị trí chiến lược ở Biển Đông là thứ mà nhiều quốc gia đều thèm khát như Mỹ, Nga, Pháp, Nhật Bản …chứ không riêng gì Trung Quốc. Nhưng đó là gần như sân nhà của Trung Quốc vì rất gần và Trung Quốc muốn liếm trọn vùng biển này. Thế nhưng sự hiện diện quân sự cũng như quyền lợi của một số nước ở vùng biển này đã khiến Trung Quốc nuốt không trôi. Chiến thuật bồi đắp, quân sự hóa theo kiểu vô pháp, vô thiên, càn bậy ấy đã gây sự chú ý mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, đặc biết là những nước có lợi ích liên quan. Riêng ông Việt Cộng thôi khỏi bàn vì chiến lược đu dây, lợi ích chế độ là trên hết. Trung Quốc bồi đắp, quân sự hóa vùng biển này thành công như ngày hôm nay cũng có phần lớn là do Việt Cộng chúng nó tiếp tay chứ chẳng ai khác. Kể cả im lặng cũng là đồng lõa. Nhưng giờ thì khác rồi, Trung Quốc đang gặp rất nhiều trở ngại trong quá trình hoàn tất việc thâu tóm vùng biển này.
Với rất nhiều khó khăn từ các ngả như thế thì tại sao Trung Quốc lại hung hăng quần thảo trên vùng biển này và đặc biệt phi cả vào trong khu bãi Tư Chính như vậy? Lẽ ra Trung Quốc nên nhẹ nhàng tháo gỡ mớ bòng bong theo từng phần hoặc tạm câu giờ ở Biển Đông nhưng sao họ lại hung hăng thế nhỉ? Có phải bị dồn ép nên làm càn không hay Trung Quốc thực sự muốn giải quyết tất cả mọi vấn đề bằng chiến tranh? Để châm ngòi được một thế chiến không phải dễ, Trung Quốc biết điều đó và có thể họ nghĩ rằng khiêu khích như thế hay hơn thế thì các nước khác vẫn không dám nổ súng vào họ. Nhưng để đến mức mà ông Trump nói rằng “Không nên tồn tại Trung Quốc ” thì có vẻ là căng thẳng đấy.
Trung Quốc bây giờ như con trâu bị trói kiểu như ở lễ hội đâm trâu ấy. Bị đâm từ các ngả. Cố gắng cùng quẫy để thoát và có lẽ dứt dây làm càn tìm đường sống là cách cuối cùng. Thế chiến thứ ba liệu có xảy ra trong thời gian tới? Nó dừng ở việc vũ trang phi hạt nhân hay là có ấn nút hạt nhân đây? Thực sự là rất khó nên thôi không chém gió nữa./.
Leave a Comment