Quảng Cáo

Sao lại ‘giao thiệp’?

Lê Thị Thu Hằng

Quảng Cáo

Thường Sơn – (VNTB) – Trong lúc tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8, sau 5 ngày tiếp liệu ở đảo Đá Chữ Thập, ung dung quay lại khu vực Bãi Tư Chính và giống như một cái tát vào mặt những kẻ ‘tự sướng’ cho rằng nhờ “công tác đấu tranh quốc tế đầy khôn khéo và sáng tạo của đảng và nhà nước ta nên đã đẩy đuổi được tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc khỏi Bãi Tư Chính”, Bộ Ngoại giao Việt Nam lại dùng một từ ngữ rất chi lịch duyệt để phản ứng với Trung Quốc: ‘giao thiệp’.

***

Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc tái diễn vi phạm nghiêm trọng, yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu nói trên ra khỏi vùng biển của Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán, các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam” – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói với phóng viên các tờ báo trong và ngoài nước trong một cuộc họp báo vào trung tuần tháng 8 năm 2019.

Vậy lối nói chữ ‘giao thiệp’ của Bộ Ngoại giao Việt Nam thực chất là gì?

Hiểu một cách đơn giản, ‘giao thiệp’ là việc tiếp xúc, có quan hệ xã hội với người nào đó, thường là trong công việc làm ăn.

Nhưng tại sao phải ‘giao thiệp’ và tại sao phải mượn một từ Hán để mô tả động tác tiếp xúc thuần Việt, trong khi ứng với quy ước về ngoại giao, chính quyền nước này khi phản đối nước khác sẽ triệu đại sứ của nước đó đến để trao công hàm phản đối? Vì sao Bộ Ngoại giao Việt Nam lại không dám dùng từ ‘triệu’ đại sứ Trung Quốc đến trụ sở bộ này để trao công hàm phản đối vụ Hải Dương 8 tái xuất, mà phải che mặt ấp úng từ ‘giao thiệp’?

Phải chăng, và giả thiết này là rất gần với sự thật trong quan hệ của một Việt Nam nhược tiểu với kẻ đại hán Bắc Kinh: Bộ Ngoại giao Việt Nam đã muốn triệu đại sứ Trung Quốc đến làm việc, nhưng viên đại sứ của nước lớn không thèm đến, thậm chí còn không thèm trả lời, vì thế Việt Nam đành đơn phương phản đối mà chẳng thể gửi tận tay phía Trung Quốc văn bản nào?

Có ít nhất một cơ sở cho giả thiết trên: tuyên bố ‘Việt Nam đã trao công hàm phản đối Trung Quốc’ của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chỉ được kèm theo ảnh của người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng chứ chẳng có tấm hình nào cho thấy đại sự Trung Quốc gặp cơ quan này để nhận công hàm.

Từ ‘giao thiệp’ còn khiến lộ ra một sự thật khác: trong hai lần gần đây khi Việt Nam ‘trao công hàm’ phản đối Trung Quốc về vụ Hải Dương 8 (khi tàu này lần đầu tiên xuất hiện ở Bãi Tư Chính) và phản đối vụ tập trận của Trung Quốc ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng rất có thể đã chẳng có đại sứ Trung Quốc nào xuất hiện để nhận công hàm, mà tất cả chỉ được Bộ Ngoại giao Việt Nam nói miệng và phản đối đơn phương, phản đối trong phòng lạnh. Như một kẻ bất lực.

Trong khi đó, cùng với sự xuất hiện trở lại của Hải Dương 8, đã có những tin tức không chính thức nhưng có vẻ đáng tin cậy về việc tàu này đã dùng mạn sườn của nó để đâm va với tàu hải cảnh của Việt Nam. Đồng thời, có tin chính thức về việc tàu Trung Quốc đẩy đuổi tàu cá của ngư dân Việt ra khỏi vùng biển ‘thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam”.

Tình hình trên cho thấy phía Trung Quốc còn lâu mới muốn rút Hải Dương 8 và các tàu hải cảnh bảo vệ cho nó khỏi Bãi Tư Chính.

Ngay cả động thái Việt Nam điều hai tàu hải quân hiện đại mang tên Quang Trung và Trường Sa ra ‘vờn tàu’ với các tàu Trung Quốc cũng chỉ nên được xem là một hành động ‘giao thiệp’ theo cái cách mà giới tướng lĩnh và công an Việt Nam vẫn hỉ hả giao lưu với các tướng đối phương, chứ chẳng thể hy vọng tàu chiến Việt sẽ được lệnh của Bộ Chính trị cho nổ súng, dù chỉ là bắn chỉ thiên cảnh cáo tàu giặc.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux