Vì sao Việt Nam sẽ là mục tiêu đánh thuế của Trump?

- Quảng Cáo -

Khánh Anh dịch

phải Việt Nam tới phiên phải đương đầu với Donald Trump không? Trong một cuộc phỏng vấn rầm rộ hồi tuần trước với Fox News, Trump đã bất ngờ thổi bay Việt Nam, một đối tác Mỹ đang phát triển ở Đông Nam Á và là nước chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào tháng Hai mà Trump đặt kỳ vọng rất cao nhưng cuối cùng đã thất bại. Việt Nam “gần như là kẻ lạm dụng tồi tệ nhất hơn tất cả,” Trump tuyên bố khi trả lời câu hỏi về việc có áp thuế đối với Việt Nam hay không, và nói thêm rằng “rất nhiều công ty đang chuyển đến Việt Nam, nhưng Việt Nam còn lợi dụng chúng ta thậm chí còn tệ hơn cả Trung Quốc.”

Đây là lần đầu tiên quan chức Việt Nam bị đe doạ kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức. Vài giờ kể sau khi nhậm chức vào tháng 1 năm 2017, Trump đã rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, hay TPP. Thoả thuận này sẽ ràng buộc Mỹ, Việt Nam và mười quốc gia Thái Bình Dương khác với thỏa thuận thương mại tự do táo bạo nhất thế giới, một hiệp ước bao gồm một phần ba giao thương hàng hóa và dịch vụ thế giới và đặt ra các tiêu chuẩn cao về điều kiện làm việc, quản lý môi trường và bảo vệ sở hữu trí tuệ .

Đàm phán TPP, là một bước tiến của Việt Nam. Hà Nội đã nắm bắt cơ hội để tiến lên, dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ và các đồng minh ở Châu Á, hướng tới một cấp độ ưu tú trong hệ thống thương mại thế giới. Việc Trump kết thúc thỏa thuận này chỉ là động thái đầu tiên trong nhiều động thái của Nhà Trắng, coi chính sách đối ngoại và đặc biệt là chính sách thương mại là “ chúng ta hưởng được gì từ đó?” Trump đã quan tâm đặc biệt tới các quốc gia mất cân bằng thương mại lớn với Hoa Kỳ. Với thặng dư thương mại lớn và ngày càng tăng của Việt Nam, 42 tỷ đô la xuất khẩu sang Hoa Kỳ và 10 tỷ đô la nhập khẩu trong năm 2016, cần phải hành động nhanh.

- Quảng Cáo -

Vào tháng 5 năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm Washington và cam kết mua nhiều sản phẩm của Mỹ để xoa dịu Trump. Trong những tháng tiếp theo, Nguyễn Xuân Phúc và các nhà lãnh đạo cấp cao khác của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền đã nhắc nhở Hoa Kỳ bất kỳ khi ào có thể về giá trị của Việt Nam như một lá cờ cho Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Hà Nội đã cúi xuống để trở thành người bạn hữu ích, đến mức cũng im re khi Trump và những người đại diện nâng Việt Nam thành một tấm gương sáng cho Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng chỉ từ bỏ giấc mơ hạt nhân.

Những gì các quan chức Việt Nam không thể làm được là ngăn chặn sự mất cân bằng thương mại song phương. Một điều họ có thể làm, nhưng lại không, là ngăn cản các công ty Trung Quốc đổi thương hiệu hàng tỷ đô la hàng hóa có nguồn gốc Trung Quốc thành “sản xuất tại Việt Nam”.

Hiện tượng đổi thương hiệu, điều mà các quan chức thương mại Hoa Kỳ gọi là trung chuyển không có gì là mới mẻ. Gần như ngay khi hàng xuất khẩu của Trung Quốc tăng vọt so với hạn ngạch ở châu Âu và Mỹ cách đây hàng chục năm, các công ty Trung Quốc đã tìm kiếm, hoặc thành lập, các công ty Việt Nam để hoàn thiện sản phẩm may mặc và giày dép nhập khẩu từ Trung Quốc và sau đó xuất đi qua các siêu thị Walmarts và Euromarchés.

Năm 2015, khi chính quyền Obama áp đặt cáo buộc chống bán phá giá đối với các nhà sản xuất thép cán nguội của Trung Quốc, Washington đã chậm phản ứng, nhưng vào tháng 5 năm 2018, chính quyền Trump đã đóng sập cửa, áp thuế đối kháng nặng nề đối với các sản phẩm được cho là của Việt Nam này. Hà Nội hầu như không buồn phản đối.

Sau đó, vào tháng 7 năm 2018, chính quyền Trump quyết định áp thuế 25% đối với khoảng 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc đã tạo ra một làn sóng lừa đảo thương hiệu mới. Trong vài tuần, hàng hóa Trung Quốc đã được chuyển hướng qua các nước láng giềng với cơ sở hạ tầng phát triển tốt, các quan chức hải quan “l inh động” và với lượng hàng xuất khẩu lớn đã được sản xuất sang Hoa Kỳ – tức Việt Nam. Đôi khi không có gì hớn là chỉ thay đổi nhãn, hàng sau đó được chuyển đến các cảng của Hoa Kỳ.

Ví dụ các tấm pin mặt trời. Kể từ năm 2012, Washington đã cố gắng hết sức để giữ cho một số nhà sản xuất pin mặt trời của Hoa Kỳ trụ được bằng cách đánh thuế chống bán phá giá đối với các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc nghi là sao chép công nghệ. Với đợt thuế quan đầu tiên của Trump vào giữa năm 2018 thêm vào các loại thuế đối kháng nặng, pin và tấm pin mặt trời Trung Quốc không còn tồn tại được ở thị trường Mỹ. Trong khi đó, theo dữ liệu của Phòng Thương mại Trung Quốc, trong quý đầu tiên của năm 2019, xuất khẩu tấm pin mặt trời từ Trung Quốc sang Việt Nam đã tăng vọt lên 739 triệu USD từ mức gần 0 USD năm ngoái.

Tờ Bưu điện Hoa Nam có trụ sở tại Hồng Kông cho biết, “ rõ ràng là các công ty Trung Quốc đang sử dụng Việt Nam để giải quyết vấn đề thuế quan: bán các bộ phậncho các công ty ở Việt Nam để hoàn thiện và lắp ráp, thay đổi hàng hóa để đạt tiêu chuẩn xuất xứ, sau đó xuất sang thị trường Mỹ.

Theo dữ liệu hải quan của Mỹ năm 2018 , Hoa Kỳ đã nhập khẩu 49,2 tỷ đô la hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trong khi giá trị xuất khẩu sang Việt Nam chỉ 9,7 tỷ đô la. Dữ liệu từ những tháng đầu năm 2019 cho thấy xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh hơn trong tất cả các danh mục được áp dụng bởi thuế quan của Hoa Kỳ. Đó là một cản trở lớn trong thương mại song phương, nhưng không phải là thực sự lớn trong thương mại đa phương. Hoa Kỳ thường bán ít hàng hoá hơn so với nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Và trớ trêu thay, Việt Nam đã có tất cả những gì cần thiết để làm rất tốt trong thương mại toàn cầu mà không cần đổi nhãn trên hàng hóa Trung Quốc, và từ đó tự nhận trừng phạt của Hoa Kỳ và có lẽ các đối tác thương mại khác. Việt Nam có một lực lượng lao động tương đối trẻ, lương thấp và không tạo gánh nặng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam cũng tham gia thỏa thuận thương mại toàn diện với tất cả các quốc gia đã đàm phán CPTPP, trừ Hoa Kỳ; và, kể từ ngày 30 tháng 6, có thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh châu Âu. Việt Nam hiện là nơi yêu thích ngoài Trung Quốc mà các công ty đa quốc gia công nghệ cao đang nhắm tới để sản xuất các sản phẩm của họ.

Việt Nam nhận thức rõ rằng có một vấn đề trung chuyển mãn tính. Báo chí quốc gia đã đưa tin rằng Cơ quan Hải quan Việt Nam đang chuyển cho công an về giấy chứng nhận xuất xứ xuất khẩu đáng ngờ. Các phương tiện truyền thông Việt Nam có thể nói nhiều hơn nữa, nếu nhà nước sẽ cho phép. Họ có thể suy đoán rằng Hà Nội đã cho phép các công ty Trung Quốc né tránh thuế quan của Mỹ như một sự nhượng bộ đối với nước láng giềng hùng mạnh.

Trung chuyển là hành động mờ ám mà Hà Nội cần phải dừng lại để có được một vị trí an toàn trong câu lạc bộ thương mại thế giới. Việt Nam có được nhiều ý xấu và gần như không có lợi nhuận gì khi hàng hóa Trung Quốc hoặc các nước khác đi qua nhà máy và cảng của Việt Nam chỉ để được dán nhãn hiệu mới. Mặc dù chính quyền Trump có thể có tầm nhìn hạn chế về hầu hết các vấn đề thương mại, nhưng về việc trung chuyển thì lại đúng. Chừng nào Việt Nam còn giúp Trung Quốc tránh các hạn chế thương mại của Hoa Kỳ, thì họ không có cơ hội được Hoa Kỳ công nhận là “nền kinh tế thị trường”, để có thể không bị nhận thuế chống bán phá giá và đối kháng của Mỹ .

Những chỉ trích thương mại của Trump với Việt Nam vẫn là một màn trình diễn không quan trọng so với một cuộc thương chiến thảm khốc giữa Mỹ với Trung Quốc. Vì lợi ích của Việt Nam họ nên đóng cửa tránh né trung chuyển để được yên. May mắn thay có một giải pháp đơn giản giúp củng cố nền kinh tế của chính Việt Nam. Họ có thể đánh thuế xuất khẩu đối với bất kỳ hàng hóa nào, giả sử, 5% thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam. Ngoài ra, chỉ đơn giản là có thể cấm xuất khẩu các mặt hàng đó.

Mọi quốc gia châu Á công nghiệp hóa nhanh chóng lần đầu tiên được Mỹ và các đối tác thương mại lớn phương Tây khác và sau đó, khi sức mạnh thị trường của họ lớn mạnh thì buộc phải tuân theo các quy tắc thương mại quốc tế. Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan đều đã vượt qua rào cản này nhiều năm trước, không có gì đáng lo ngại. Việt Nam vẫn đang trong thời gian thử thách, và phải tự giác ưu tiên cho lợi ích lớn hơn của quốc gia.

Nguồn: Why Vietnam Looks Like the Next Target of Trump’s Tariffs

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here