Hàng Trung Quốc cực rẻ, chi phí cực thấp, hàng Nhật giá cao. Lấy hàng Tàu về dán mác hàng Nhật thì bán giá cao ngất trời, có thể nói là siêu lợi nhuận. Có thể đôn giá 10 lần hoặc trăm lần để lừa dân Việt để lừa đảo nhân dân. Theo thống kê, năm 2018, Việt Nam nhập hàng hóa chính ngạch từ Trung Quốc là 65,44 tỷ đô. Nếu tính cả hàng lậu thì con số hàng hóa Trung Quốc tràn vào Việt Nam lớn hơn nhiều.
Ngày 28/07/2018, trên tờ Vietnamnet có đăng bài “Số liệu thương mại Việt–Trung vênh hơn 26 tỷ đô la?” đã cho biết: tham tán Kinh tế Thương mại, Đại sứ quán Trung Quốc Hồ Tỏa Cẩm thông báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt tới 120 tỷ đô la năm 2017 và 66 tỷ đô la trong nửa đầu năm 2018. Trong khi đó, theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt 93,8 tỷ đô la năm 2017 và 47,7 tỷ đô la trong nửa đầu năm 2018. Như vậy, số liệu chính thức về giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam thấp hơn tới 26,2 tỷ đô la năm 2017 và 18,3 tỷ đô la trong sáu tháng đầu năm 2018 so với số liệu của Trung Quốc.
Ngược về năm 2015, trên báo Bizlive có đăng bài “Chênh lệch số liệu thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Buôn lậu, kinh tế ngầm?” cho biết trong năm 2014, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc 43,9 tỷ USD, song phía Trung Quốc lại thống kê có 63,8 tỷ USD xuất khẩu sang Việt Nam. Chênh lệch là 19,9 tỷ đô. Con số chênh này là do đâu? Hàng lậu.
Đấy là những con số buôn lậu có thể tính được dựa vào con số tổng xuất của Trung Quốc trừ đi con số tổng nhập vào Việt Nam. Còn lại những hàng hóa mà cả phía Trung Quốc và phía Việt Nam không thể thống kê thì lớn hơn rất nhiều.
Giả sử con số 20 tỷ đô hàng Tàu mỗi năm kia mà rơi vào tay bọn gian thương loại như Khaisilk và Asanzo, và bọn này chỉ cần dán mác và thổi giá lên 5 lần để bán cho dân Việt, thì nhân dân đã mất 80 tỷ đô cho giới này làm giàu rồi. Mới có Khaisilk và Asanzo bị thịt, đó chỉ là bề nổi, còn thực tế loại doanh nghiệp này rất nhiều ở Việt Nam nhưng chưa đổ bể ra thôi. Những doanh nghiệp lấy hàng Tàu dán mác bán lại để thu siêu lợi nhuận như vậy rất nhiều, và họ thừa biết phải dùng tiền nhét mõm quan chức chính quyền để chính quyền trở thành thành trì bảo vệ chúng.
Xây dựng chính sách thuế để phát triển kinh tế đất nước như thế nào cho đúng? Nó giống như chơi game vậy. Ban đầu ở level 1 nhưng chưa vượt qua thì bạn chơi cho tới lúc vượt qua nó. Khi vượt qua level 1 bạn được chơi ở level 2, và nếu anh vượt qua thì anh sẽ chơi level 3, cứ như vậy mà tăng dần lên thành game thủ siêu đẳng. Đối với nhà làm chính sách cũng vậy, dựng thuế nhập khẩu cao để bảo vệ nền sản xuất trong nước, khi nền sản xuất lên level thì giảm dần thuế để hàng ngoại chất lượng tràn vào cạnh tranh hàng nội, và cứ như thế sẽ đến lúc hàng nội sẽ nâng tầm và cạnh tranh sòng phẳng với hàng ngọai.
Thế nhưng chính phủ Việt Nam đã làm gì? Họ cũng đánh thuế hàng nhập cao với danh nghĩa là bảo vệ nền sản xuất trong nước. Vậy câu hỏi phát sinh là, anh nói anh bảo vệ nền sản xuất trong nước, thì tại sao anh lại để hàng lậu hàng rẻ Trung Cộng ồ ạt tràn vào đội lớp hàng nội? Việc đội lốt này nó sẽ đánh gục hàng nội chứ bảo vệ gì? Vậy thì anh đánh thuế cao là để làm gì? Việc đánh thuế cao lúc này chỉ còn mang ý nghĩa là để cướp lấy tài sản nhân dân mà thôi, bởi vì ý nghĩa bảo vệ nền sản xuất không còn nữa.
Như vậy qua đây chúng ta nhìn thấy vấn đề nổi cộm là gì? Là nhân dân ta đang chịu 2 tầng cướp bóc. Tầng thứ nhất đó là chính quyền đánh thuế cao để quan chức rút ra bỏ túi riêng bằng tham nhũng. Tầng thứ nhì là thả cho gian thương lấy hàng Tàu dán mác hàng Việt. 2 loại này đang cộng sinh và sống phè phỡn trên sự cực nhọc của nhân dân. Trong khi nền sản xuất trong nước chết dần chết mòn mà nhân dân phải bị 2 bàn tay khổng lồ móc túi rất đậm thì thử hỏi đất nước nào ngóc đầu cho nổi?
Cho nên, loại bỏ CS là cần thiết. Loại bỏ CS thì nền sản xuất của đất nước mới hồi sinh, nhân dân sẽ thoát được 2 tầng cướp. Và quan trọng hơn nữa là nguy cơ mất nước không còn./.
Leave a Comment