Quảng Cáo

Nhiều dự án được bảo lãnh sắp phá sản: Nợ công sắp vỡ?

Quảng Cáo

Minh Quân (VNTB)|

Một cuộc họp chuyên đề về nợ công của Bộ Tài chính vào đầu tháng 6 năm 2019 cho thấy số dư của Quỹ tích lũy trả nợ tính đến 31/12/2018 tương đương 82.680 tỷ đồng, thế nhưng trong năm 2018 Quỹ tích lũy trả nợ phải ứng vốn trả nợ cho Tổng công ty Giấy Việt Nam với số tiền 7,61 triệu EUR (tương đương 8,13 triệu USD), nâng tổng trị giá ứng trả lên 82,6 triệu EUR (tương đương khoảng 97 triệu USD). Tuy nhiên, đến hết năm 2018, Bộ Công Thương và Tổng công ty Giấy Việt Nam vẫn chưa thể xử lý xong tài sản dự án Nhà máy Giấy Phương Nam để thu hồi cho Quỹ Tích lũy trả nợ.

Dự án nhà máy giấy Phương Nam (thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam quản lý) là một trong 12 dự án yếu kém, thua lỗ của ngành Công Thương. Dự án này đã đắp chiếu từ lâu và 3 lần bán đấu giá nhưng không ai mua. Trong năm 2017, Chính phủ phải cho dự án này vay để trả nợ 182 tỷ đồng.

Tình hình trên khốn quẫn đến mức một quan chức của Bộ Tài chính là Võ Hữu Hiển – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, phải cho biết “hiện Thủ tướng Chính phủ đang giao cho Bộ Công thương xử lý, làm các thủ tục phá sản, bán đấu giả để thu hồi vốn, hoàn lại một phần tiền cho Quỹ tích lũy trả nợ”.

Vào cuối năm 2017, Bộ Tài chính từng “rên rỉ”: “Hiện nay, quỹ tích lũy trả nợ định kỳ đang phải trả nợ thay cho nhiều dự án, doanh nghiệp nhà nước gặp khó khăn. Đơn cử như Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) với khoản nợ dự kiến phải trả có thể lên đến 63.000 tỉ đồng gồm nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ Chính phủ vay về cho vay lại”.

Những năm trước, hiện tượng nhiều tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước vay nợ tràn lan, đã cho thấy tâm lý vay là cực kỳ vô trách nhiệm. Và thậm chí một số doanh nghiệp còn có biểu hiện “xù nợ” khi làm ăn lỗ lã.

Có đến ít nhất 30% số tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước đã rơi vào vòng lỗ lã, và đối mặt với nguy cơ phá sản kể từ năm 2008, khi kinh tế Việt Nam bắt đầu rơi vào giai đoạn suy thoái.

Vào năm 2017, theo phân tích của một chuyên gia độc lập ngay trên một tờ báo nhà nước là Thời báo Kinh tế Sài Gòn, nợ của 3.200 doanh nghiệp nhà nước theo điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2014 là 4,9 triệu tỉ đồng (231 tỉ đô la Mỹ), gấp nhiều lần con số 1,5 triệu tỉ đồng mà Bộ Tài chính đưa ra chỉ cho một số tập đoàn và công ty lớn. Ước tính thêm cho thấy năm 2016, nợ của doanh nghiệp nhà nước là 324 tỉ đô la Mỹ, bằng 158% GDP.

Như vậy, cộng cả nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp nhà nước sau khi trừ đi phần Chính phủ bảo lãnh trùng lặp, tổng số nợ năm 2016 là 431 tỉ đô la Mỹ, bằng 210% GDP.

Còn người dân nghĩ gì?

“Cơ chế bảo lãnh Chính phủ sẽ đẩy nợ công tăng cao, người dân phải è lưng gánh những món nợ khổng lồ” – giới chuyên gia và người dân một lần nữa phải gầm gào.

Đã đến nước này, quan chức từng là cấp phó nhiều năm của Nguyễn Tấn Dũng có muốn bảo lãnh cũng không được.

Vào năm 2017, Chính phủ chỉ dám bảo lãnh vay 1 tỷ USD cho doanh nghiệp trong năm 2017. Mức bảo lãnh này là giảm mạnh so với những năm trước (năm 2015 là 2,5 tỉ USD và 2016 là 1,5 tỉ USD), và giảm rất mạnh so với mức 6,6 tỷ USD của năm 2014.

Trong khi đó, Chính phủ và Bộ tài chính lại phải cắm đầu trả nợ. Khi đó, Ngân hàng thế giới đã đưa ra một cảnh báo rằng trong 3 năm tới, có đến 50% nợ trong nước của Chính phủ sẽ đáo hạn, tức chính phủ này phải đối mặt với nguy cơ rất lớn là không biết lấy đâu ra tiền dể trả nợ, trừ việc… in tiền ồ ạt.

Tại kỳ họp quốc hội tháng 5 – 6 năm 2019, một số đại biểu quốc hội đã xót xa cho két ngân sách hộc rỗng bằng cách một lần nữa hô hào “phải vay nhiều tỷ USD nhưng lượng vàng, tiền trong dân còn nhiều lắm!”.

Theo đại biểu Trần Quang Chiểu thì “thực trạng Việt Nam phải vay ngoại tệ ở nước ngoài nhiều tỷ USD để bù đắp bội chi và trả nợ gốc…”.Còn theo đại biểu

Hoàng Quang Hàm, sức ép trả nợ đang tăng, có thời điểm số nợ đến hạn trả rất lớn, tiềm ẩn rủi ro thanh khoản, khó khăn cho vay đảo nợ. Năm 2019 có 9,3% danh mục nợ trong nước của Chính phủ đến hạn. Cả giai đoạn 2019-2021 sẽ là 32,7%.

“Nhu cầu vay để trả nợ đến hạn giai đoạn 2019-2021 khoảng 700.000 tỷ đồng, có thời điểm vay để trả nợ gốc lên 20.000-40.000 tỷ đồng trên một tháng” – ông Hàm than thở.

Cần chú ý là vào năm 2017, Bộ Tài chính và Chính phủ còn chưa nói đến khả năng cho phá sản các dự án được chính phủ bảo lãnh, nhưng đến năm 2019 thì khả năng đó hầu như là hiển nhiên.

Phá sản dự án được bảo lãnh lại là một trong những tiền đề dẫn tới phá sản… nợ công.

Nợ công Việt nam sẽ vỡ tung trong ít năm tới?

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux