Cách đây 2 năm, cũng vào kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 tháng 6 năm 2017, trong nghị trường Quốc hội lúc đó xảy ra sự tranh cãi về nợ công. GDP năm đó là 205 tỷ đô, và chính phủ nói nợ công của Việt nam là 131 tỷ đô tương đương với 63,9% GDP thôi. Nhìn con số khá đẹp, khá đông người dân nghĩ rằng đó là mức an toàn, trong khi đó nợ công của Mỹ là 105,4% GDP.
Nhưng thực sự nợ công của Việt Nam là bao nhiêu? Cũng trong kỳ họp quốc hội đó, ông Trương Trọng Nghĩa đã chỉ ra rằng, chính phủ tính nợ công như vậy là không đúng. Vì các gói vay nước ngoài của khối doanh nghiệp nhà nước do chính phủ bảo lãnh là 342 tỷ đô bằng 158% GDP đã không được tính vào trong khi chủ nợ chỉ biết nắm đầu chính phủ. Trong khối nợ 158% GDP đó thì phần Chính phủ bảo lãnh trùng lặp là 11,9% GDP. Như vậy tính ra nợ công phải là 63,9% + 158% -11,9% =210% GDP, tương đương với 431 tỷ đô.
Với 342 tỷ đô, nếu khối doanh nghiệp nhà nước không trả nổi thì buộc chính phủ phải trả, vì chính phủ đã bảo lãnh kia mà? Mà có doanh nghiệp nhà nước nào làm ăn có lãi đâu mà tự doanh nghiệp nhà nước trả? Cho nên 342 tỷ ấy thì cuối cùng chủ yếu là chính phủ trả. Mà chính phủ trả thì cuối cùng họ cũng share khoản nợ đó cho dân bằng cách tăng thuế, tăng phí, in tiền vét vàng và đô la trong dân. Nói tóm lại với 210% GDP nợ công ấy dân gánh hết, việc của chính phủ Việt Nam là làm sao vét cho sạch túi dân để trả khoản nợ đó.
Cũng năm 2016, trên các báo nhà nước có nói rằng tốc độ tăng trưởng nợ công ở Việt Nam cao gấp 3 lần tăng trưởng GDP. Như vậy, nếu tính nợ cộng đúng và đủ khoản nợ 210% GDP thì điều này có nghĩa là gì nhỉ? Nghĩa là nền kinh tế làm ra 1 đồng tăng trưởng thì đất nước này phải gánh 3×210% = 6,3 đồng nợ. Với người kinh doanh, nếu lời một trăm triệu mà phải gánh thêm khoản nợ 630 triệu thì thế nào? Phải tìm cách vét cho sạch những thứ gì có thể vét để trả nợ. Và thực tế, chính phủ Việt nam đang làm việc đó với toàn dân. Và một khi vét sạch rồi mà không đủ thì sao? Thì buộc phải cắt đất bán, và thực tế ĐCSVN đang làm việc đó dưới mỹ từ là xây dựng đặc khu kinh tế.
Đến năm 2018, cũng theo thông tin của nhà nước thì nợ công Việt Nam chỉ còn 61,4% GDP so với năm 2016 là 63,9% GDP. Tới đây, câu hỏi đặt ra là, thực tế tốc độ tăng nợ công gấp 3 lần tốc độ tăng GDP nhưng sau 2 năm tỷ lệ nợ công so với GDP lại giảm? Điều này rõ ràng là mâu thuẫn. Như vậy sự giảm tỷ lệ nợ công này phải có điều gì đó ẩn khuất. Chỉ có những khoản trả nợ hoặc những khoản cấn trừ mờ ám nào đó hoặc đơn giản 61,4% chỉ là con số láo.
Mới đây, ngày 08/06/2019, trên tờ VietnamBiz có bài viết “Nợ công gia tăng áp lực: Nhiều dự án được bảo lãnh sắp phá sản”. Như vậy trong bài này người ta thừa nhận nợ công đang tăng áp lực làm cho nhà nước không còn khả năng bảo lãnh. Nếu tỷ lệ nợ so với GDP giảm thì lý ra phải giảm áp lực chứ sao lại tăng nhỉ? Khi anh làm ra tiền nhiều hơn nợ phát sinh thì anh có thể dễ dàng vay tiếp hoặc bảo lãnh cho ai đó vay chứ? Cho nên, chính quyền nói rằng, nợ công liên tục giảm trong những năm trở lại đây chỉ là con số láo để che đậy một thực tế là nợ lớn nhanh hơn GDP. Cho nên ĐCS sẽ phải bán đất để trả nợ là điều tất yếu./.
Tham Khảo:
https://tuoitre.vn/sao-khong-tinh-no-cua-doanh-nghiep-nha-n…
https://tradingeconomics.com/united-…/government-debt-to-gdp
https://trithucvn.net/…/no-cong-cua-my-khac-no-cong-cua-vie…
https://www.tienphong.vn/…/toc-do-tang-no-cong-gap-3-lan-ta…
https://vnexpress.net/…/no-cong-nam-2018-khoang-3-13-trieu-…
https://vietnambiz.vn/no-cong-gia-tang-ap-luc-nhieu-du-an-d…
Leave a Comment