1- Một người có bản lĩnh như ông Hun Sen thì không thể né tránh. Và ông đã trực diện lên tiếng. Sau đây là bình luận của ông trên FB.
“Tôi lấy làm tiếc sâu sắc khi đọc bài viết ngày 31-5 trên Facebook của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, trong đó ông gửi lời chia buồn trước sự ra đi của đại tướng Thái Lan Prem Tinsulanonda, người mà ông nói là “đã cùng với các thành viên ASEAN khác (lúc đó chỉ có 5) phản đối Việt Nam xâm lược Campuchia và chính phủ Campuchia thay thế chế độ Khmer Đỏ…
Phát ngôn của ông Lý cho thấy quan điểm ủng hộ lúc đó của Singapore đối với chế độ diệt chủng và mong muốn nó quay trở lại Campuchia như thế nào.
Singapore là nơi tổ chức cuộc họp ba bên dẫn đến sự thành lập chính phủ liên minh của Campuchia dân chủ (chế độ Khmer Đỏ do Pol Pot đứng đầu – PV), thứ đã kéo dài cuộc chiến và những đau khổ của người dân Campuchia thêm 10 năm nữa. Đó là một hành động chống lại nguyện vọng muốn được tồn tại, sống sót của nhân dân Campuchia.
Các phát ngôn của ông Lý còn là sự xúc phạm đến sự hi sinh của bộ đội tình nguyện Việt Nam, những người đã giúp giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng. Tuyên bố của ông còn nói với thế giới và nhân dân Singapore rằng các lãnh đạo Singapore đã nhúng tay vào việc thảm sát người Campuchia.
Điều cuối cùng, tôi hỏi liệu ông, Lý Hiển Long, có còn xem các phiên tòa xét xử lãnh đạo Khmer Đỏ là hợp pháp hay không?” ( theo tuoitre.vn ngày 07/6/2019).
2- Như đã nói rõ trong bài trước “ VỀ PHÁT BIỂU CỦA ÔNG LÝ HIỂN LONG – NGƯỜI PHẢI LÊN TIẾNG TRƯỚC HẾT LÀ ÔNG HUN SEN, mục đích bài viết không phải đánh giá về việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia là đúng hay sai, nên hay không nên. Bởi vì việc này đã cũ lắm rồi. Mà mục đích bài viết là hỏi tại sao ông Lý Hiển Long lại xới lại lịch sử vào thời điểm này?
Sa vào tranh luận về đúng sai, nên hay không nên, là làm cho ông Lý Hiển Long thành công cho mục đích dấu đằng sau của ông ta. Bởi vậy, phải nói đôi điều về mục đích của ông Lý Hiển Long.
4- Ông Lý Hiển Long cũng phải giải bài toán cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc. Bố của ông Lý Hiển Long là ông Lý Quang Diệu đã từng phát biểu, đại ý, chỉ có kẻ ngu mới chống lại Mỹ. Nên ông Lý Hiển Long không thể không chọn Mỹ. Nhưng Trung Quốc hiện nay đã khác với thời ông Lý Quang Diệu. Bởi vậy, tỷ lệ phần trăm nghiêng về Trung Quốc của ông Lý Hiển Long ngay càng cao hơn ông Lý Quang Diệu.
5- Hơn 70% dân số Singapore có gốc Trung Quốc. Nhưng xuất xứ từ vùng nam Trường Giang, chủ yếu là từ dọc bờ biển Quảng Đông, Phúc Kiến, Triết Giang. Văn hóa và tiếng nói khác với vùng miền Bắc. Tuy gốc Trung Quốc nhưng vẫn có sự không đồng thuận. Xét về lịch sử từ thời Thương, Chu, đến Xuân Thu, Chiến Quốc – vùng Nam Trường Giang, trong đó có Quảng Châu, lúc nào cũng có thể tách ra thành quốc gia độc lập.
Nên nhớ là sau Cách mạng Tân Hợi năm 1911, Tôn Trung Sơn đã có ý định lấy tiếng Quảng Đông (với thủ phủ Quảng Châu) làm tiếng phổ thông toàn quốc. Chỉ đến khi Mao Trạch Đông lên cầm quyền năm 1949, thì tiếng Bắc Kinh mới trở thành chính thức áp đảo. Nên ông Lý Hiển Long dẫu muốn ủng hộ trung Quốc đại lục, mà trong lòng sâu xa vẫn tồn tại rào cản.
6- Một điều khác nữa, khiến ông Lý Hiển Long tuy gốc Trung Quốc nhưng không thể ủng hộ hết mình là ảnh hưởng của nền dân chủ và văn hóa phương Tây. Có đến 70% dân số gốc Trung Quốc, nhưng Singapore lại là lãnh thổ chịu ảnh hưởng tiến bộ và dân chủ phương Tây mạnh nhất ở châu Á, mạnh hơn Hongkong từng là thuộc địa của Anh, mạnh hơn Đài Loan, mạnh hơn Ấn Độ.
Điều đó lý giả tại sao Singapore thích nghi và vận dụng rất nhanh tiến bộ công nghệ và phương thức quản lý của phương Tây. Cùng với kinh tế và khoa học công nghệ, người Singapore cũng chịu ảnh hưởng lớn của nền dân chủ phương Tây. Tất cả cộng lại là lợi thế đã làm cho Singapore trở thành quốc gia có thu nhập đầu người cao bậc nhất thế giới. Cho nên dẫu ủng hộ Trung Quốc do có gốc Trung Quốc, thì ông Lý Hiển Long vẫn ưu tiên một nhà nước dân chủ, chứ không cam chịu một nhà nước cộng sản toàn trị.
7- Điều tiếp nữa khiến ông Lý Hiển Long không thể nằm trọn trong “vùng phủ sóng” của Trung Quốc là do xung đột về lợi ích kinh tế.
– Trung Quốc đã từng tự nguyện bỏ tiền đầu tư xây hai thương cảng Đông và Tây Malaysia cùng đường sắt nối hai thương cảng này. Nếu mục đích này thành công thì tàu thuyền không phải vòng sâu xuống phia nam đi qua Singapore nữa. Và Singapore từ sầm uất sẽ trở thành thương cảng thưa thớt. Cho nên trong nhiều năm Singapore tiến hành các hoạt động nhằm cản trở mục đích này của Trung Quốc.
– Chưa thành công với Malaysia, Trung Quốc quay sang ủng hộ tài chính giúp Thái Land đào kênh Kra nối Thái Bình Dương với Ấn độ Dương ở phía nam Phukhet. Đào được kênh này thì tàu thuyền sẽ tiết kiệm được quãng đường chừng 1200 km – kèm theo là giảm chi phí và thời gian. Thái Lan sẽ thu được nhiều tiền. Con Singapors sẽ thất thu vì rất ít thuyền bè qua lại. Do vậy, ông Lý Hiển Long phải tận dụng mọi cơ hội để cản trở kênh đào Kra. Đó cũng là sự xung đột lợi ích mà ông Lý Hiển Long không thể hoàn toàn ủng hộ ông Tập Cận Bình.
8- Yếu tố cuối cùng cũng là số 1, chính là Mỹ. Mỹ là quốc gia có lực hút buộc ông Lý Hiển Long luôn luôn phải nhớ mà không nằm gọn trong nách của Trung Quốc.
9- Đứng trên trục Mỹ – Trung, không chỉ ngả về bên nào, mà ông Lý Hiển Long rất sợ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung. Singgopre giàu có chủ yếu nhờ thương mại và dịch vụ. Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung là nhân tố trực tiếp làm giảm sút sức mạnh kinh tế của Singapore.
10- Người Trung Quốc, có kế sách giải vây đã thành dị tật. Khi căng thẳng bên trong thì đi giải tỏa bên ngoài. Hay là bất đồng trong thì thống nhất ngoài. Một phần nào giống như bị đau ở nơi này thì xoa ở nơi lân cận chia bớt sự chú ý.
Ông Lý Hiển Long muốn phân tán căng thẳng quan hệ Mỹ Trung bằng xới lên lịch sử Việt Nam xâm lược Campuchia để ghi công với Trung Quốc, ngầm gửi thông điệp cho Trung Quốc nhìn lại chính sách lâu dài đối với Singapore, trong đó có chiến lược không thúc đẩy các chính sách làm bất lợi cho Singapore.
Ở mặt khác, nước cờ của ông Lý Hiển Long có mục đích làm cho quan hệ Việt Nam với các nước thêm bất ổn, làm cho bức tranh Việt Nam xấu đi. “Đục nước béo cò” còn là một kế sách ẩn dấu phia trong mà ông lý Hiển Long muốn trục lợi.
Bố của ông Lý Hiển Long là ông Lý Quang Diệu đã từng nói, đại ý, vị trí số một ở Đông Nam Á nếu có thì phải là Việt Nam.
Việt Nam đã chưa thể trở thành vị trí số một Đông Nam Á do nhiều lý do. Trong đó có những sai lầm trầm trọng bởi tự chính mình gây ra trong quan hệ quốc tế. Nhưng còn hệ trọng không kém là do cơ chế tự mình tròng vào cổ mình.
Việt Nam đã chịu quá nhiều đau thương từ việc đưa quân vào Campuchia. Việc lợi hại đã rõ như ban ngày. Đây không phải là lúc người Việt Nam trở lại thời xưa, tự chia rẽ nhau bằng tranh cãi đúng sai cho một sự kiện quá khứ, để ông Lý Hiển Long hưởng lợi./.
Leave a Comment