Phương Thảo (VNTB)
Liên minh châu Âu và các tổ chức nhân quyền kêu gọi trả tự do ngay lập tức nhà hoạt động môi trường này.
Nhà hoạt động môi trường Nguyễn Ngọc Ánh đã bị kết án 6 năm tù vì các bài đăng trên Facebook “chống phá nhà nước”.
Một “cuộc đàn áp đang diễn ra” đối với giới bất đồng chính kiến!
Việt Nam ngày càng gia tăng đàn áp nhân quyền.
Liên minh châu Âu và các tổ chức nhân quyền kêu gọi trả tự do ngay lập tức nhà hoạt động môi trường này.
Ông Ánh bị kết tội gì?
Ông Ánh, 39 tuổi, bị kết tội “làm, phổ biến và truyền bá thông tin và tài liệu nhằm phá hoại” đất nước, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin. Theo cáo trạng, ông Ánh viết bài đăng trên Facebook kêu gọi mọi người tham gia biểu tình vào tháng 6 và tháng 9.
Trong các bài viết trên Facebook, ông Ánh phản đối công ty thép Formosa Hà Tĩnh của Đài Loan, mà chính phủ Việt Nam đã buộc tội làm chết hàng trăm tấn cá ngoài khơi miền trung Việt Nam năm 2016. Ông Ánh cũng lên tiếng ủng hộ các tù nhân chính trị.
Ông Ánh sẽ bị quản thúc tại gia trong năm năm sau khi thụ án tù sáu năm tù giam.
Ông Ánh chỉ là vụ mới nhất trong một số vụ bắt giữ tương tự. Tuần trước, một thầy giáo dạy nhạc Nguyễn Năng Tĩnh đã bị bắt với cùng tội danh, và vào đầu tháng Năm và đã bị kết án tù năm và sáu năm vì các bài đăng trên Facebook phản đối các đặc khu kinh tế mới và luật an ninh mạng.
Bộ phận Hoạt động Đối ngoại của EU đã ra tuyên bố rằng:
– Tự do biểu đạt một cách ôn hòa được đảm bảo trong Hiến pháp Việt Nam, Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế, và các công ước quốc tế khác mà Việt Nam đã ký kết tham gia trong đó bao gồm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Việc kết án này vì vậy là sự vi phạm trực tiếp các nghĩa vụ quốc gia và quốc tế.
– Quyền tự do ý kiến và biểu đạt – trực tuyến và ngoại tuyến – là những quyền của con người, và rất quan trọng để đảm bảo sự minh bạch, công bằng xã hội, thịnh vượng cũng như phát triển toàn diện và bền vững.
– Liên minh châu Âu mong đợi các cơ quan chức năng Việt Nam ngay lập tức thả ông Nguyễn Ngọc Ánh cũng như tất cả các blogger và những nhà bảo vệ nhân quyền đang bị giam giữ vì việc biểu đạt ý kiến một cách ôn hòa.
– Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục theo dõi đồng thời hợp tác với các cơ quan chức năng Việt Nam cũng như với các đối tác liên quan khác để cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
‘Tàn nhẫn’
EU cho biết bản án này là một phần của “sự gia tăng đáng lo ngại”. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, Việt Nam hiện có ít nhất 128 tù nhân chính trị, với 10% trong số đó bị tù giam vì các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội. Đề án 88, theo dõi các hành vi lạm quyền tại Việt Nam, cho biết nước này hiện đang giam giữ hơn 200 tù nhân chính trị.
Phil Robertson, phó giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết hôm thứ Tư, phiên tòa là một phần của “cuộc đàn áp những tiếng nói quan trọng” nhằm “răn đe những người khác dám chất vấn chính phủ”.
Trên trang web của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, ông Phil tuyên bố: “Việc mở phiên tòa này ngay khi Hội đồng châu Âu đang chuẩn bị phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU -Việt Nam cho thấy chính quyền Việt Nam có thể tàn nhẫn đến mức nào, và cũng cho thấy vì sao cải thiện nhân quyền cần là một phần trong các thỏa thuận thương mại, thay vì bị gạt sang bên lề nhân danh ngoại giao.”
Ân xá quốc tế:
Trước phiên tòa xét xử ông Ánh, Nicholas Bequelin, Giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế Đông Nam Á, cho biết:
– Phiên toà dàn dựng kết án Nguyễn Ngọc Ánh cho thấy không còn ai an toàn trên Facebook ở Việt Nam nữa.
– Trường hợp của ông Ánh chỉ là trường hợp cuối cùng trong một danh sách ngày càng nhiều cư dân mạng bị truy tố, bắt giữ hoặc giam giữ chỉ vì thảo luận về các vấn đề công cộng hoặc chỉ trích chính phủ một cách ôn hoà.
– Nhà chức trách ở Hà Nội hiện đang mở rộng đàn áp trực tuyến mà họ đã và đang áp đặt lên các quyền công dân và chính trị ở nước này trong hàng chục năm qua, sử dụng Facebook như một công cụ để tiếp tục đàn áp những tiếng nói bất đồng.
– Toà nên bác bỏ các cáo buộc với động cơ chính trị và trả tự do cho ông Ánh ngay lập tức và vô điều kiện.
Vai trò của Facebook
Đảng Cộng sản cầm quyền đã cấm các phương tiện truyền thông độc lập và cấm chỉ trích. Nhiều người dân chuyển sang dùng Facebook để lên tiếng phản đối. Vào tháng 1, Facebook đã bị chính phủ Việt Nam cáo buộc vi phạm pháp luật khi cho phép người dùng đăng các bài viết chống chính phủ. Facebook cho biết họ đã tăng số lượng nội dung bị chặn đối với người dùng tại Việt Nam lên hơn 500% trong nửa cuối năm 2018.
Cùng với động thái đàn áp các tiếng nói bất đồng và kiểm duyệt trong nước, trong một thời gian ngắn vừa qua các bài viết của Việt Nam Thời Báo (VNTB) trên trang Facebook cũng liên tục bị xoá bỏ vì các cáo buộc vi phạm quy định của cộng đồng. Những bài viết liên quan đến Thiên An Môn đã bị xoá thẳng thừng, ngoài ra còn có các bài viết liên quan đến đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam, hay chính sách tiếp nhận đầu tư Trung Quốc và khai thác khoáng sản đất hiếm trong nước cũng cùng chịu chung số phận.
Thiên An Môn là cụm từ không được nhắc đến ở Trung Hoa Đại Lục, nhưng hà cứ gì mà Facebook Việt Nam cũng là nhiệm vụ kiểm duyệt cho nhà cầm quyền Trung Quốc ngoài lãnh thổ của họ? Việc đầu tư của Trung quốc và hệ luỵ kéo theo đã quá rõ, và tới giờ có lẽ nhắc đến đầu tư Trung Quốc cũng sẽ bị cấm đoán như nói đến tội ác của Formosa và không biết chừng cũng sẽ có lúc bị khép vào tội chống phá nhà nước.
Những bài viết này đã bị xoá bỏ gần như ngay lập tức sau khi phát hành thì không có thể nói là do có người báo cáo. VNTB đã có thư gởi Facebook và yêu cầu giải trình, nhưng Facebook cho tới giờ vẫn không có phản hồi gì về động thái vô cớ này./.
Leave a Comment