Vừa rồi trên mạng xã hội đã bùng lên những luồng phản ứng trái chiều từ một status của ông Lý Hiển Long. Trong phát biểu ấy, ông Lý có nói Việt Nam “xâm lược” và “chiếm đóng” Campuchia. Phe phản đối thì nói Kmer Đỏ đã thảm sát nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia, nên quân tình nguyện Việt Nam đánh sang Campuchia tiêu diệt Kmer Đỏ để bảo vệ nhân dân Việt Nam và cứu nhân dân Campuchia khỏi bị diệt chủng. Đó là lối tư duy rất lạc hậu, với tư duy kiểu đó thì sau này Việt Nam khó có nhà nước pháp quyền. Để làm rõ cần phải đặt ra một số câu hỏi và giải quyết cho rõ ràng vấn đề, tránh nhập nhằng.
Câu hỏi thứ nhất là Kmer Đỏ có tàn sát nhân dân Việt Nam không? Câu trả lời là có. Cụ thể là vụ thảm sát ở Ba Chúc – Tri Tôn – An Giang, thời điểm xảy ra vụ tàn sát là vào tháng 4 năm 1978, lúc đó quân Kmer Đỏ đã giết hơn 3 ngàn thường dân ở đây.
Câu hỏi thứ nhì là Kmer Đỏ có diệt chủng nhân dân Campuchia không? Câu trả lời là có. Cụ thể là từ năm 1975 đến 1979, Kmer Đỏ đã tàn sát khoảng từ 2 đến 3 triệu người dân Campuchia chiếm cỡ 25 đến 37,5% dân số Campuchia lúc đó.
Câu hỏi thứ 3 là quân tình nguyện Việt Nam có xâm lược Campuchia không? Câu trả lời này tùy theo góc nhìn, để xét sau. Dựa vào chuỗi sự kiện sau đó rồi đưa ra quan điểm.
Câu hỏi thứ tư, quân tình nguyện Việt Nam có chiếm đóng Campuchia không? Câu trả lời là có. Thời gian chiếm đóng là 10 năm, điều này là không thể phủ nhận.
Như vậy trong 4 câu hỏi đưa ra, thì có đến 3 câu là rõ như ban ngày, câu thứ 3 là còn đang tranh cãi. Việc làm của quân tình nguyện là giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng hay xâm lược? Câu trả lời là 2 trong 1. Nghĩa là hành động đánh Kmer đỏ giải thoát nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng là không thể phủ nhận, nhưng cũng nhân cơ hội này mà chiếm đóng đất nước người ta thì rõ ràng trong hành động giải phóng đó anh có tham vọng xâm lược.
Nếu Việt Nam đánh dẹp Kmer đỏ rồi trao lại đất nước này cho Liên Hiệp Quốc giải quyết bằng luật chơi chung của tổ chức này, thì ngày nay Lý Hiển Long đã không nói Việt Nam là xâm lược và chiếm đóng Camphuchia.
Thế giới đã có Liên Hiệp Quốc, tổ chức này có Hội Đồng Bảo An là nơi mà những quốc gia lớn là thành viên, trong đó có 5 cường quốc quân sự hàng đầu thế giới là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc là thành viên thường trực. Họ là những kẻ chơi cờ trên bàn cờ thế giới nên khi hành sự họ có quyền lực của kẻ mạnh, có tiếng nói trong Liên Hiệp Quốc nên họ có thể tác động tạo luật chơi. Còn lại thì nên chơi luật chơi chung, vì nếu tự tách mình ra sẽ bị cô lập. Vấn đề Việt Nam đưa quân sang Campuchia là cách hành xử không theo luật chơi chung đó của chính quyền Hà Nội, nên bị thế giới lên án là xâm lược và chiếm đóng.
Nơi thượng tôn pháp luật là nơi có công thì thưởng có tội thì phạt, không nhập nhằng lấy phần công bù phần tội. Nếu bù trừ kiểu đó, luật sẽ bị phá và sự công bằng sẽ bị bẻ gãy. CS họ tự cho rằng “tao có công đánh đuổi 3 đế quốc to, nên tao có quyền cai trị đất nước vĩnh cửu”. Ý đồ đó, đã thể thiện bằng cái điều 4 Hiến Pháp mà ai cũng thấy. Hay tại các tòa án CS, những người mà gia đình có công thì được áp tình tiết giảm nhẹ, thế nên mới có chuyện kẻ tội như núi mà án thì nhẹ như lông hồng.
Tương tự như vậy, ngày nay người Việt đã rơi vào lối tư duy ấu trĩ ấy một cách vô thức mà không hề hay biết. Quân Việt Nam có công giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng thì Việt Nam có quyền chiếm đóng đất nước họ à? Với tư duy thượng tôn luật pháp, không ai chấp nhận kiểu lập luận đó cả. Không thể lấy công để hợp thức hóa tội như thế được. Nếu thế giới này quan niệm như thế thì trước khi tôi gây tội ác, tôi chỉ cần lập công trạng nào đó để nó hóa giải tội tôi sẽ thực hiện à? Thế thì xã hội này loạn. Và tại Việt Nam, chuyện công an đánh chết người được hưởng án treo như vụ án công an giết chết anh Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên cách đây 7 năm là ví dụ. Không biết công với cán gì mà nó hóa giải được tội ác giết người.
Vậy nên, tư duy thượng tôn pháp luật cần phải được thiết lập và phổ quát trên diện rộng. Nó cần có ở người dân và cả chính quyền để làm nền tảng cho một nhà nước pháp quyền. Mà đặc biệt, tư duy thượng tôn pháp luật ở một chính quyền là cần thiết nếu muốn tìm kiếm sự ủng hộ của thế giới. Hiện nay, chính quyền CS tham gia với thế giới theo kiểu đối phó với luật chơi của họ, CSVN vẫn tư duy “tao là luật”. Chính vì thế mà cho đến hôm nay, sau bao nhiêu năm đứng chung mà CSVN vẫn chưa hội nhập được. Mà một khi không thể hội nhập thì làm sao tìm kiếm sự ủng hộ của thế giới, cho nên chính quyền lập dị này ngả sang Tàu là điều tất yếu. Vậy nên, muốn thoát tàu thì phải thoát Cộng là vậy. Thoát Cộng để tẩy rửa cho sạch cái tư duy vô pháp vô thiên đã ăn sâu vào máu của dân tộc này./.
Leave a Comment