Sau khi đảng CSVN ký kết Hiệp định Biên giới Việt – Trung vào cuối năm 1999 và Hiệp định vịnh Bắc bộ vào cuối năm 2000, người ta để ý đến thái độ kỳ lạ của Tổng bí thư ĐCSVN Lê Khả Phiêu. Tại sao ông ta muốn nhượng bộ để ký Hiệp định trước ngày cuối năm? Người ta tìm ra là, Phiêu bị tình báo Trung Quốc chụp hình lúc đang ngủ với một nữ điệp viên Trung Quốc vào năm 1988, từ đó Phiêu bị tình báo Trung Quốc nắm tóc. Trong 12 năm sau đó, bên ngoài Phiêu là đảng viên CS Việt Nam, nhưng bên trong Phiêu làm việc cho đảng CS Trung Quốc.
Một số nguồn tin cho biết, con bài Phiêu bị cháy, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tề Kiến Quốc chọn ra con bài mới. Họ muốn một người đang làm lớn và có khả năng kém để dễ ra lệnh. Quốc đến gặp Nông Đức Mạnh, đang là Chủ tịch Quốc hội. Quốc cho biết là Trung Quốc sẽ ủng hộ Mạnh làm Tổng Bí thư đảng CSVN, Mạnh mừng rỡ cám ơn. Quốc đưa cho Mạnh danh sách những đòi hỏi của Trung Quốc, Mạnh đọc qua và đồng ý. Trong bản danh sách đó có một điều là Việt Nam sẽ cho Trung Quốc vào khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
Tháng 4 năm 2001, mặc dù không có khả năng, nhưng Mạnh được làm Tổng bí thư ĐCSVN. Một trong những việc làm đầu tiên của Mạnh ở chức TBT là thông qua dự án Bauxite Tây Nguyên và cho nó là chủ trương lớn của Bộ Chính trị. Mấy tháng sau, Mạnh sang trình diện Tổng Bí thư Trung Quốc Giang trạch Dân và ký Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc, trong đó có những đòi hỏi của Trung Quốc với riêng Mạnh thì nay chính thức trở thành cam kết của đảng CSVN.
Bauxite là một loại quặng nhôm có màu hồng/nâu, nó được dùng trong kỹ nghệ luyện nhôm, luyện thép. Trước năm 1975, người Mỹ có đến tìm tòi, đo đạc, nhưng giữ kín không nói gì. Sau năm 1975, Liên Xô đến nghiên cứu và khuyên không nên khai thác lúc này vì lợi ít hơn hại, nên để dành cho các thế hệ mai sau. Thập niên 1990, người Trung Quốc đến tìm hiểu và sau đó thúc đẩy đảng CSVN khai thác nó cho Trung Quốc.
Cộng sản Việt Nam thường nói đảng CS là đảng của nhân dân, Bộ Chính trị là những người con ưu tú nhất của đảng CS. Vậy mà dự án Bauxite Tây Nguyên, chủ trương lớn của Bộ Chính trị, lại bị nhân dân phản đối kịch liệt. Và đảng CSVN cũng cương quyết đi ngược lại ý muốn của nhân dân, thực hiện nó cho bằng được theo yêu cầu của Trung Quốc.
Dự án Bauxite Tây Nguyên đem lại nhiều thiệt hại cho Việt Nam hơn là lợi ích. Vốn đầu tư dự án là vay của Trung Quốc và sẽ phải trả lại. Sản phẩm của dự án không có hiệu quả cao với nền kinh tế Việt Nam, đa số được chở sang Trung Quốc. Đi vào sản xuất, dự án bị lỗ trong 10 năm đầu (hay lâu hơn) và người dân Việt Nam phải chi tiền bù lỗ.
Dự án nằm ở thượng nguồn các dòng sông (như sông Đồng Nai), nếu có sự cố môi trường thì sẽ ảnh hưởng đến nước uống của hàng triệu người. Dự án dùng nhiều điện, Việt Nam phải bỏ tiền túi xây nhà máy điện cho dự án. Dự án dùng nhiều nước, sẽ ảnh hưởng xấu đến bà con Việt Nam làm nông lâm nghiệp tại Tây Nguyên, nhất là mùa khô. Hàng ngàn lao động Trung Quốc đến sống và làm việc tại dự án trong thời gian dài.
Lúc bấy giờ, Thủ tướng là Phan văn Khải, khác phe với Mạnh. Các chuyên viên kinh tế, kỹ thuật cho Khải biết, dự án Bauxite không có lợi cho Việt Nam, chỉ có lợi ích cho Trung Quốc. Khải biết là ĐCS Trung Quốc muốn khai thác bauxite ở Việt Nam để cung cấp cho kỹ nghệ của Trung Quốc nên Khải không dám chống lại, nhưng Khải cố ý làm lơ. Sự làm lơ đã giúp Khải không mang tội với tổ tiên Việt Nam trong vụ bauxite này. Tham thì thâm, Trung Quốc muốn có tay sai kém khả năng để dễ sai bảo thì hắn ta cũng không làm được việc gì. Mạnh chạy tới chạy lui, dùng chức Tổng Bí thư, dùng Bộ Chính trị của đảng CS để ra lệnh, nhưng dự án Bauxite vẫn dậm chân tại chỗ.
Năm 2006, Khải về hưu, Nguyễn Tấn Dũng lên làm Thủ tướng CSVN. Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam ra chiêu mới, nói sẽ cho Mạnh và Dũng một số tiền lớn nếu dự án Bauxite được tiến hành. Tham tiền, Dũng hợp tác với Mạnh thực hiện yêu cầu của Đại sứ Trung Quốc. Năm 2007, Dũng ra quyết định tiến hành dự án Bauxite tại Nhân Cơ và Tân Rai, bất chấp sự phản đối của nhân dân Việt Nam, của hàng ngàn trí thức, chuyên viên.
Vốn đầu tư ở Nhân Cơ ban đầu tính là hơn 3 ngàn tỉ đồng, năm 2013 đội lên gần 7 ngàn tỉ, sau đó thay đổi công suất nhà máy, đội lên gần 17 ngàn tỉ (900 triệu USD). Vốn đầu tư ở Tân Rai ban đầu tính là gần 8 ngàn tỉ đồng, năm 2013 đội lên hơn 15 ngàn tỉ (800 triệu USD). Số tiền đó vay của Trung Quốc và người dân Việt Nam sẽ phải trả lại. Đi vào sản xuất, trong 3 năm, từ năm 2013-2016, dự án Bauxite được … lỗ hơn 3 ngàn tỉ, nhân dân Việt Nam phải chi tiền bù lỗ. Tổ hợp điều hành cho biết là dự án sẽ tiếp tục lỗ thêm 5 năm nữa (hay lâu hơn).
Lấy tài nguyên của đất nước đem đi bán mà bị lỗ thì lấy lên làm gì?
Một người ngoại quốc lạ bước vào ngôi nhà Việt Nam, ông ta muốn chủ nhà đào đất lấy quặng mỏ cho ông ta. Ông ta không trả tiền để làm việc đó, chủ nhà phải vay tiền của ông ta để mua dụng cụ đào đất. Chủ nhà bắt người dân trong nhà phải đào đất, quặng mỏ lấy lên được chở về nước của ông ta. Hàng năm, chi phí sản xuất cao hơn số tiền bán được, những người đào đất phải bỏ tiền túi ra bù lỗ. Nếu bị đau bệnh vì chất độc của quặng mỏ thì phải tự chữa bệnh. Sau đó, ông ta đòi những người đào đất trả lại số tiền mà thằng chủ nhà đã vay của ông ta. Trường hợp này rất kỳ lạ, thằng chủ nhà có thể là rất ngu hoặc là Việt gian, tay sai của ngoại bang.
Hiện nay, có một dự án cũng vô lý như vậy và xấu hơn đến ngàn lần, đó là dự án Đặc khu. Đảng CSVN vay tiền của Trung Quốc làm đặc khu (1,5 triệu tỉ VND / 70 tỉ USD) và người trả nợ là nhân dân Việt Nam. Một số đảng viên CSVN đã được hứa hẹn chức quyền, tiền bạc, giống như Mạnh và Dũng trước kia, sẵn sàng làm Việt gian, tay sai cho Trung Quốc. Cho nên Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu đã thô bỉ nói là “Dọn tổ đón phượng hoàng” (Tàu) đến ở.
Ban điều hành đặc khu sẽ là những đảng viên CS có mặt mũi Việt Nam nhưng ăn tiền và làm việc cho ĐCS Trung Quốc, họ có quyền cho người Trung Quốc nào được vào và người Việt Nam nào không được vào đặc khu. Đó là một dự án bán nước./.
Leave a Comment