Kiều Phong| (VNTB)
“Tiền là con đĩ của nhân loai”, câu danh ngôn này có lẽ là hợp phù nhất đối với các thí sinh mua suất vào đại học 1 tỷ đồng ở các tỉnh phía Bắc. Một tỷ chạy vào đại học thì không thể xây gì mấy cho đất nước, nhưng lại có thể phá hoại kinh khủng bằng 1 tỷ.
Cát Linh, một biên tập viên truyền hình tự do trẻ ở Hà Nội nêu vấn đề như sau: “Mỗi mùa thu trăm tỷ. Đến nay gần 1 năm vẫn chưa điều tra xong. Toàn con cái của quan chức được nâng điểm nhưng phụ huynh vẫn an nhiên, vẫn không bị gì. Vậy bao nhiêu tỷ để được yên thân?” Theo Cát Linh, trung bình một cháu 1 tỷ để nâng điểm, vậy phải xem phụ huynh các cháu giải trình nguồn tiền ở đâu ra mà lắm thế? Không học đại học nhưng Cát Linh rất am hiểu về luật pháp, hiến pháp và giúp đỡ được vô số dân oan ở phía Bắc. Lòng dũng cảm của Cát Linh tuy là nữ nhi mà còn lớn hơn gấp bội nhiều nam tử tốt nghiệp “phổ thông cấp 4” ở Việt Nam.
Từ Vũng Tàu, nhà báo độc lập Chu Vĩnh Hải bình luận: “Một tỉ đồng có thể mua được một chỗ ngồi ở giảng đường đại học nhưng không thể mua được sự sáng tạo và trách nhiệm- những điều kiện tiên quyết để trưởng thành.” Ông Chu Vĩnh Hải có con gái và không bao giờ la phiền con khi đạt điểm dưới trung bình, không tạo áp lực cho con phải học hành đỗ đạt. Lên trung học và học ở Singapore, con gái ông được đi thi Olympic toán quốc tế.
Ông Trần Đôn, một người Việt sống tại Houston, Texas nhìn về quê hương ngày nay mà đau lòng nhận xét: “Vì 1 tỉ đồng này và với cái mác con cháu đảng viên, họ đã và đang trở thành kẻ cai trị Việt nam và sẵn sàng ký giấy làm người trung thành cho Trung Nam Hải đưa đất nước vào vòng nô lệ.” Thực vậy, khi đã vào guồng máy đó thì cũng phải tha hóa như guồng máy, nếu không sẽ bị đuổi ra và mất số vốn 1 tỷ ứng trước năm nào. Rồi ra làm quan, cậu sinh viên ra trường bị ép phải ký thay giấy tờ cho quan trên, đến khi sự việc vỡ lỡ thì án tại hồ sơ, cậu phải chịu vòng lao lý. Chuyện này đã xảy ra rất nhiều ở nước Nga ngày trước. Khi chế độ theo chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ, số lượng cảnh sát, thạc sĩ, tiến sĩ Mác-xit tại Liên xô, Đông âu lại treo cổ tự tử nhiều đếm không hết.
Cảnh này sắp xảy ra tại Việt Nam. Khi ấy những cậu ấm cô chiêu lại trách số phận đen bạc, một ngày nào đó ném ta vào giữa cuộc đời này. Xin hỏi, ai bắt anh cầm 1 tỷ nộp vào trường đào tạo công chức? 1 tỷ đó, anh hoàn toàn có thể mở shop thời trang, mở tiệm cắt tóc, hoặc mua một khu vườn để trồng rau…Không ai ép cậu ấm cô chiêu đi vào chỗ chết, họ có rất nhiều điều kiện, hoàn toàn là do họ tự lựa chọn. Áp lực phải có tấm bằng làm phá hủy nhân cách, hao mòn lý tưởng của tuổi 20.
Từ Hà Nội, cô giáo Lã Thị Minh Luân cả đời dạy văn, học văn nhận xét về nền giáo dục này, nhận xét về tấm bằng đại học: “Thành tích là căn bệnh trầm kha của người Việt Nam dưới thời xã nghĩa. Nó không chỉ ở ngành giáo dục mà còn ở mọi ngành, mọi cấp. Thước đo giá trị của người Việt không phải bằng thực hành, thực tế, bằng lao động và thành quả, kết quả thực chất mà chủ yếu chỉ bằng mảnh giấy lộn và tiền.” Ở tuổi về hưu, cô giáo Lã Thị Minh Luận vẫn đang tích cực kêu gọi thành lập một số nghiệp đoàn độc lập của giáo chức, chuẩn bị cho một cuộc thay máu toàn ngành giáo dục. Thầy cô nào quan tâm có thể liên lạc với cô giáo Luận và tham gia, trước là cất tiếng nói đòi mức sống thỏa đáng cho đồng nghiệp.
Muốn giàu nhanh, các bậc bố mẹ Sơn La chạy 1 tỷ đưa con cái vào trường công an, làm cho người ta lầm tưởng rằng đây là nghề danh giá. Ông cha ta có câu: “An bần lạc đạo. Vi nhân bất phú, vi phú bất nhân.” Sống nghèo thanh bạch mà có đạo đức, làm người nhơn nghĩa thì không thể giàu, mà làm người giàu thì không thể nhơn nghĩa. Tưởng rằng các cụ xưa là lạc hậu, ấy vậy mà những lời ấy không hề cũ so với thời gian, càng ngẫm lại càng thấy đúng./.
Leave a Comment