Công khai hóa và tuyên truyền qua vụ Nguyễn Phú Trọng đột quỵ (2)

Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận buổi làm việc với lãnh đạo và cán bộ chủ chốt tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
- Quảng Cáo -

Nguyễn Vũ Bình – RFA

Sức ép công khai hóa và vấn đề tuyên truyền của đảng qua vụ việc đột quỵ của ông Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (*)

Đối với các quốc gia dân chủ, người dân bầu lên các lãnh đạo nhà nước, họ cần được biết thông tin về sức khỏe người họ đã bầu, người cần có đủ sức khỏe để lãnh đạo quốc gia. Trong trường hợp người lãnh đạo đột ngột mắc bệnh, họ cũng cần được biết tình trạng sức khỏe của những người đó, để có thể yên tâm những người này vẫn có đủ sức khỏe lãnh đạo nhân dân, đất nước. Nhưng đối với các quốc gia cộng sản, trong đó có Việt Nam, lại ra một quy định pháp luật thông tin về sức khỏe của lãnh đạo là bí mật quốc gia?!? Vấn đề này nói lên điều gì và cần được giải thích ra sao?

– Trước hết, đảng cộng sản và nhà cầm quyền thể hiện một sự coi thường nhân dân. Chỉ có coi thường nhân dân mới không cho người dân được biết về sức khỏe những người lãnh đạo đất nước. Điều này cũng gián tiếp xác nhận, những người lãnh đạo này không phải do nhân dân, được nhân dân bầu lên, mà chỉ là được đảng cộng sản đưa ra, tự bầu lên mà thôi.

- Quảng Cáo -

– Đảng cộng sản luôn tuyên truyền có sự đoàn kết, thống nhất cao trong đảng, trong khi thực chất việc sử dụng bạo lực, khủng bố, ám sát để tranh giành quyền lực trong đảng rất khốc liệt. Khi buộc phải công bố tình trạng sức khỏe, trong trường hợp phe phái thanh trừng nhau sẽ phơi bày sự dối trá và sự tàn độc trong nội bộ đảng, điều này sẽ trực tiếp dẫn đến mất uy tín của đảng trước nhân dân, và đó là điều đảng không mong muốn.

– Khi thông tin sức khỏe lãnh đạo, nếu người đó không đủ sức khỏe, đương nhiên cần có sự thay đổi và một quy trình bầu bán công khai, điều mà đảng cộng sản không bao giờ thực hiện. Họ cần một thời gian để xác lập quyền lực của người và nhóm chiến thắng trong cuộc đấu đá tranh giành quyền lực. Họ chỉ có thể công bố khi mọi chuyện đã ngã ngũ. Vậy nên, đối với đảng, sức khỏe của lãnh đạo cần giữ bí mật.

– Cuối cùng, việc công bố sức khỏe, cũng như sự sống chết của lãnh đạo cần được gắn với sự tuyên truyền có lợi cho chế độ, cho đảng và nhà nước. Trong giai đoạn thông tin còn bưng bít, không ít những giai thoại được xây dựng để tiếp tục lừa bịp nhân dân và nâng cao uy tín cho chế độ. Có lẽ, điển hình nhất trong việc bưng bít và bóp méo thông tin về lãnh tụ là việc thay đổi ngày chết của ông Hồ Chí Minh, từ ngày mùng 2/9 sang ngày mùng 3/9/1969.

     3/ Sức ép công khai hóa của của mạng xã hội và dư luận

Trở lại trường hợp đột quỵ của ông Tổng bí thư kiêm Chủ tich nước Nguyễn Phú Trọng, dư luận rất quan tâm tới tình trạng sức khỏe, hiện trạng và khả năng làm việc trở lại của ông Trọng vì những lý do sau đây.

Thứ nhất, trong lịch sử các lãnh tụ của đảng cộng sản Việt Nam, trừ ông Hồ Chí Minh, chưa có ai thâu tóm được hết quyền hành, quyền lực như ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay. Ông Trọng vừa là Tổng bí thư, vừa là Chủ tịch nước, đồng thời lại là Bí thư Quân ủy trung ương, và Bí thư đảng ủy công an trung ương. Tức là các chức vụ quyền lực đều nằm trong tay ông Trọng hết. Chính vì vậy mà khi có thông tin về sức khỏe của ông Trọng, bị đột quỵ, người dân và giới quan sát đều quan tâm vì trong trường hợp ông Trọng chẳng may qua đời, hoặc không còn khả năng làm việc thì sẽ xảy ra một sự thay đổi lớn tới nền chính trị Việt Nam ngay lập tức.

Thứ hai, đảng cộng sản Việt Nam và ông Nguyễn Phú Trọng đang có mối quan hệ đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc. Việc đu dây giữa hai cường quốc là truyền thống của đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng hiện nay hai cường quốc đang có sự đối đầu quyết liệt về kinh tế và chiến lược, việc đu dây có thể sẽ không thỏa mãn yêu cầu của cả hai cường quốc như trước đây nữa. Tức là Việt Nam cần có sự lựa chọn chiến lược, dứt khoát đứng hẳn về một bên. Ông Nguyễn Phú Trọng sắp có chuyến công tác tới Trung Quốc (trong tháng 4) và chuyến công tác tới Hoa Kỳ sau đó. Người ta quan tâm tới sức khỏe và tình trạng của ông Nguyễn Phú Trọng vì hai chuyến công du sắp tới, sẽ thể hiện quan điểm của ông Nguyễn Phú Trọng và Việt Nam trong mối quan hệ với hai cường quốc đang đối đầu quyết liệt.

Thứ ba, ông Nguyễn Phú Trọng đại diện cho đảng cộng sản phát động cuộc chiến chống tham nhũng đang đi vào giai đoạn quyết liệt. Quyết tâm và uy tín của ông Trọng đang duy trì được ngọn lửa và sự hiệu quả nhất định trong cuộc chiến chống tham nhũng. Nay ông Trọng đổ bệnh, công cuộc “đốt lò” có còn giữ được đà và sự quyết liệt như trước đây nữa hay không?

Cuối cùng, trong trường hợp ông Trọng không còn khả năng làm việc trở lại, sự tranh giành quyền lực giữa các cá nhân, phe nhóm trong đảng liệu có làm sụp đổ chế độ, vốn đã không còn lý do và khả năng kéo dài sự tồn tại hay không?…

(còn nữa)

Hà Nội, ngày 24/4/2019

N.V.B

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here