Thường Sơn – (VNTB) – Sau khi Phạm Nhật Vũ – chủ tập đoàn AVG bị Bộ Công an tống giam trong vụ ‘MobiFone mua AVG’, vào những ngày này một chiến dịch truyền thông của báo chí nhà nước đang được tổ chức để đánh Vũ.
Đã bắt đầu xuất hiện trên mặt báo chí nhà nước lời ‘kết án’ về ‘tổ hợp Phạm Nhật Vũ – Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn’.
Cái cách báo chí lên đấu tố tập thể như thế là rất tương đồng với những gì mà Trầm Bê, Đinh La Thăng, Trần Bắc Hà bị bêu tên sau khi đã bị bắt.
Vậy Phạm Nhật Vũ có phải là nhân vật cuối cùng bị bắt trong vụ ‘MobiFone mua AVG’, hay còn những nhân vật khác và ‘chúa’ hơn sẽ tiếp nối?
Vào những ngày này, dư luận đang ồn ào về một ‘sâu chúa’ còn ẩn mình, được xem là ‘tổng đạo diễn’ vụ ‘MobiFone mua AVG’: Nguyễn Thanh Phượng – con gái ruột của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Theo một số thông tin xuất hiện rải rác trên mạng xã hội bắt đầu từ năm 2015 và đặc biệt nổi bật vào đầu năm 2018 khi Thanh tra chính phủ chính thức công bố kết luận thanh tra vụ ‘MobiFone mua AVG’, Nguyễn Thanh Phượng (nguyên chủ tịch ngân hàng Bản Việt) đã đưa Lê Nam Trà lên ghế Chủ tịch Mobifone để cùng Phạm Nhật Vũ tính kế vụ AVG, chỉ đạo bốn công ty định giá trong việc nhào nặn số liệu để đưa AVG lên mức giá cao hơn 9 lần giá trị thực. Khi bị khởi tố bắt giam, chắc chắn Phạm Nhật Vũ sẽ khai ra danh sách các quan chức nhận tiền lại quả của vụ AVG (người ít thì nhận vài chục tỷ, người nhiều thì nhận đến gần nghìn tỷ)…
Có 4 đơn vị tư vấn thẩm định giá “thương vụ mafia” AVG là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) thẩm định là 24.548 tỷ đồng, Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thẩm định 33.299 tỷ đồng; Hà Nội Valu thẩm định 18.519 tỷ đồng. Còn Công ty Tư vấn Đầu tư và thẩm định giá AMAX đưa ra con số thẩm định là 16.565 tỷ đồng, trong đó, giá trị tài sản hữu hình là 3.117 tỷ đồng, giá trị tài sản vô hình ngoài Bảng cân đối kế toán là 13.448 tỷ đồng.
Sau đó, kết quả định giá của AMAX được Mobifone sử dụng để đàm phán mua 95% cổ phần AVG với số tiền 8.889 tỷ đồng.
Trong khi AASC và VCBS đều là những thương hiệu lớn, thì Hanoi Value và AMAX đều là công ty rất nhỏ, vốn điều lệ của Hanoi Value chỉ là 1 tỷ đồng và của AMAX chỉ là 3,8 tỷ đồng. Với khả năng tài chính như vậy, việc Hanoi Value và AMAX được tham gia tư vấn cho một dự án lớn tính bằng trăm triệu đô đến tỷ đô như vậy là kỳ quái.
Chỉ một năm sau khi thương vụ thẩm định giá trên hoàn thành, Hanoi Value đã chuyển thành công ty mỹ viện, chuyên chăm sóc sắc đẹp. Còn AMAX vẫn là một công ty nhỏ với vốn điều lệ giữ nguyên 3,8 tỷ và gần như không có gì nổi bật sau khi được nhận một thương vụ rất lớn như thế. Người đại diện pháp lý và là Tổng giám đốc là Võ Văn Mạnh, một Thạc sỹ giảng dạy tại Fulbright.
Ngay sau khi kết luận thanh tra vụ “Mobifone mua AVG” của Thanh tra Chính phủ nhận được sự chấp thuận của Chính phủ để chuyển sang cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an, một hiện tượng đáng chú ý là một số tờ báo nhà nước đã xoáy vào trách nhiệm của công ty tư vấn thẩm định giá vụ AVG, đặc biệt đặt dấu hỏi “AMAX là công ty nào?”, trong khi không quan tâm lắm đến vai trò của các công ty tư vấn lớn hơn nhiều là AASC và VCBS.
Một luồng dư luận cho rằng “Manh mối nằm ở đây. AMAX chính là công ty của Phượng, dù Phượng không hề đứng tên hay sở hữu chút cổ phẩn nào ở đó. Và 3 đơn vị kia chỉ là chân gỗ được sắp xếp vào và cố tình hét giá cao nhất để AMAX được nhận làm kết quả… Điểm cuối của những bài điều tra chắc chắn sẽ là AMAX, nói đúng hơn, là tìm đến công chúa Nguyễn Thanh Phượng”.
Điều gì sẽ xảy ra nếu trong giại giam và khi bị dồn vào chân tường, Phạm Nhật Vũ và hai nhân vật của AMAX vừa bị bắt cùng Phạm Nhật Vũ – Giám đốc AMAX Võ Văn Mạnh và nhân viên – phải khai ra ai là ‘tổng đạo diễn’ vụ ‘MobiFone mua AVG’?
Khi đó, gia tộc Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị mất một thành viên thuộc loại ‘cán bộ cấp chiến lược’, với điều kiện là ‘Người đốt lò vĩ đại’ hồi phục sức khỏe sau cơn bạo bệnh ở Kiên Giang và vẫn không thể lãng quên mối thù xưa.
Leave a Comment