Gian lận điểm thi cho con mình là tước đoạt cơ hội đi học của con người khác. Không trừng phạt những người dùng lợi thế chính trị để gian lận, không trừng phạt những kẻ tổ chức gian lận là dung dưỡng cho sự tước đoạt tiếp diễn. Khi sự gian lận không còn là cá biệt mà trở thành phổ biến thì chắc chắn hệ thống thi cử có vấn đề từ cốt lõi. Bộ trưởng Giáo dục phải từ chức để giúp cho toàn ngành nghiêm túc tìm ra những sơ hở của hệ thống nhằm kịp thời sửa chữa. Đừng nói cái lỗi hệ thống này do các Bộ trưởng tiền nhiệm chứ không phải do Bộ trưởng đương nhiệm, làm Bộ trưởng mà không phát hiện ra cái lỗi hệ thống đó cũng đủ chứng tỏ là Bộ trưởng vô năng. Nếu Bộ trưởng không từ chức thì phải bị cách chức để tổng kiểm soát toàn hệ thống. Không làm những việc trên mà còn muốn che giấu danh tánh những kẻ phạm pháp thì đừng hòng có nhân tài ra giúp nước.
Vay vốn ODA mà chấp nhận chỉ định thầu và mua thiết bị theo điều kiện áp đặt của bên cho vay khiến cho tổng giá trị phải thanh toán của công trình cao vọt so với giá trị thật nếu đấu thầu quốc tế, giá trị chênh lệch đó là tiền tước đoạt của người dân, không chỉ tước đoạt người dân trong hiện tại mà còn tước đoạt cả thế hệ chưa sinh ra. Biết là tước đoạt mà vẫn cứ vay ODA theo kiểu đó là dung túng ăn cướp nội tiêp tay cho ăn cướp ngoại.
Cơ quan nhà nước thu hồi đất của dân để giao cho doanh nghiệp làm dự án kinh tế với giá đền bù rẻ mạt là tước đoạt tài sản và sinh kế của nông dân. Việc tước đoạt đó được luật pháp bảo kê, luật pháp như vậy là trái với công lý. Thấy trái với công ly mà không sửa luật là vô đạo.
Duy trì các giấy phép con và điều kiện kinh doanh vô lý là ngăn cản cạnh tranh, tăng chi phí cho doanh nghiệp, thực chât là tước đoạt tài sản của doanh nghiệp ngoài thuế. Thấy vô lý mà vẫn duy trì sự vô lý đó là kéo lùi sự phát triển của đất nước.
Còn nhiều nữa, nhưng nói cũng chẳng có tác dụng gì./.
Leave a Comment