Thắng Bùi – Web Việt Tân
Một triết lý giáo dục phù hợp với văn hóa và con người Việt Nam sẽ là nền tảng vững chắc để phát triển quốc gia, dân tộc. Vậy muốn đất nước thịnh vượng và đổi mới, tiếp thu những cái mới mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc để bắt kịp với thế giới văn minh thì con người phải là đối tượng cần được đào tạo, canh tân hàng đầu.
Những ai còn quan tâm đến vận mệnh quốc gia dân tộc đều thấy được sự yếu kém và lạc hậu trong ngành giáo dục nói riêng và tình hình đất nước nói chung. Đâu là nguồn gốc của mọi vấn đề trong giáo dục? Tại sao lại bế tắc?
Giáo dục trước nhất là dạy con người ta hiểu biết về đạo đức, nhân cách, đạo làm người, biết cái đúng sai, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, v.v.
Giáo dục không chỉ là đọc và viết. Đó là vận dụng những giá trị kiến thức có được vào cuộc sống làm cho xã hội phát triển và sử dụng những kiến thức đó một cách hữu ích cho bản thân, có suy nghĩ cùng tư duy độc lập mà không phụ thuộc vào người hoặc tổ chức, đảng phái chính trị nào.
Nhìn vào thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay, chúng ta không khỏi thất vọng vì có quá nhiều vấn đề bị bế tắc không có lối thoát, trong đó tính gian dối, vô đạo đức tràn ngập cả trong học đường và ngoài xã hội. Vì giáo dục trong chế độ độc tài Cộng Sản là kiểu giáo dục định hướng, trong một khuôn phép nhất định mà những kẻ cai trị đã vạch ra với mục đích chính yếu là làm ngu dân để dễ trị, cho nên giáo dục không lấy con người làm gốc, tự do, khai phóng để con người có thể phát huy hết khả năng có được.
Gian dối là một biểu hiện của vô đạo đức. Nhưng biểu hiện này tràn ngập trong học đường và ra bên ngoài xã hội với nạn chạy điểm, chạy bằng, chạy chức. Đáng lý ngành giáo dục phải nêu một tấm gương về việc chống lại thói gian dối đang ngày càng thâm nhập vào mọi mặt của xã hội Việt Nam, nhưng hình như nó bất lực! Một chỉ thị của cấp tỉnh để chỉ đạo tỉ lệ tốt nghiệp của học sinh phổ thông trong tỉnh là điều không hiếm có.
Ông Nguyễn Phú Trọng đã từng cho rằng “Mặc dù nền giáo dục vẫn còn những hạn chế, xã hội còn nhiều mong muốn nhưng nhìn tổng thể giáo dục của chúng ta chưa bao giờ được như bây giờ.” Phát biểu như vậy có nghĩa là ông Trọng và lãnh đạo CSVN coi nền giáo dục của Việt Nam hiện rất tốt. Nhưng tại sao hầu hết quan chức Việt Nam lại cho con em ra nước ngoài đến những quốc gia có nền giáo dục tự do, tiên tiến ăn học và định cư?
Mới đây một sự việc gian lận thi cử trong kỳ thi Quốc Gia ở cấp tỉnh (Sơn La, Hoà Bình) đã làm dư luận xã hội dậy sóng, phá hủy niềm tin về giáo dục khi nó là nền móng cho sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Cho đến giờ này Bộ Giáo Dục vẫn bao che, bưng bít, dung dưỡng cho những hành vi sai trái đó khi chưa công khai điểm mặt, chỉ tên những phụ huynh và học sinh mua bán điểm thi đó.
Nhưng chẳng hy vọng vì người dân bình thường thì lấy đâu ra tiền và quan hệ để làm những việc đó.
Những hệ lụy của việc giáo dục không đúng cách đã làm tha hóa đạo đức, nhân cách của giới trẻ bây giờ. Nhất là những lớp trẻ còn trong lứa tuổi đến trường, học trò đánh chửi nhau với thầy cô giáo, bạo hành học đường xảy ra ở mọi nơi, học sinh bị đánh đập, bị xâm hại tình dục, bị xúc phạm hay miệt thị, v.v… đã trở thành một căn bệnh không thuốc chữa.
Những vấn nạn giáo dục nói trên không chỉ di hại đến một thế hệ mà còn kéo dài đến nhiều thế hệ, khiến cho đất nước không thể nào ngóc đầu lên được trong hơn 4 thập niên qua là vì vậy.
Trách nhiệm để giải quyết vấn nạn này trước hết phải gỡ bỏ những trói buộc khuôn khổ giáo điều Mác – Lenin lạc hậu, phát huy tinh thần tự lực. Đáp cho câu hỏi này phải là nền giáo dục của học đường. Vì chính nơi đây, mới đúng là nơi mở cửa và hướng tâm hồn con em chúng ta vào ngưỡng cửa tri thức, đạo đức, nhân cách… nhưng thật buồn.
Cho nên, phải khẳng định rằng chính cái thể chế độc tài này mới là cốt lõi của mọi vấn nạn, không chỉ với ngành giáo dục mà còn trên mọi mặt của đời sống xã hội.
Vậy thì chỉ khi nào chúng ta ý thức được rằng, thể chế độc tài Cộng Sản hiện nay chính là vấn đề cần thay đổi.
Thắng Bùi
Leave a Comment