Nền kinh tế của Việt Nam đang rất mong manh bởi sự yếu kém của khối doanh nghiệp tư nhân, phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài và sự bết bát của các công ty nhà nước. Khối doanh nghiệp tư nhân chỉ đóng góp khoảng 10% GDP (không tính hộ cá thể), đây là một con số đáng buồn. Trong khi đó khối doanh nghiệp ngoại FDI chiếm đến hơn 20% GDP và hơn 70% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như họ là người đem lại thành tích xuất siêu cho Việt Nam. Còn khối doanh nghiệp nhà nước thì khỏi nói rồi, nát như tương và là cái ổ tham nhũng, đốt ngân sách.
Bên anh Phúc hiện nay đang thúc đẩy khối doanh nghiệp tư nhân để vo tròn lại nền kinh tế nhưng câu hỏi là liệu có làm được không? Môi trường đầu tư, cạnh tranh có bình đẳng không? Khối doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên rất nhiều từ vốn, tài nguyên, cơ chế pháp lý, xin cho tùm lum. Sau đó đến FDI cũng được ưu đãi hết mức. Vậy thì lấy đâu đất sống và phát triển cho khối tư nhân? Ở góc độ cải cách thể chế, TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng: “Chúng ta phải tạo môi trường cho tư nhân phát triển để người làm ăn lành mạnh có thể phát triển được, còn những doanh nghiệp dựa vào cơ chế, dựa vào quen biết, luồn lách không có đất phát triển. Bởi những ai làm ăn kiểu gian dối với những ai làm ăn chân chính cùng tồn tại thì chắc chắn những doanh nghiệp làm ăn chân chính không có đất mà sống”.
Chúng ta có thể thấy nếu ở đất nước tư bản thì tư nhân còn có cửa mà phát triển và là nguồn lực chủ đạo của nền kinh tế quốc gia. Bởi vì cơ chế của họ khác hoàn toàn bên Việt Nam. Nếu Việt Nam áp dụng cái cơ chế ấy thì nhà nước, cơ quan công quyền và lãnh đạo bị thất thu rất nhiều. Đảng cộng sản có dám hất đổ bát cơm của mình đi vì lợi ích quốc gia hay không? Khả năng là không. Bởi vì họ thả cái này lại tìm cách thu từ cái khác. Quan chức, lãnh đạo, chế độ này sống bằng những nguồn tiền bẩn thỉu nó quen rồi và không có nó thì họ cũng đói dài hết cả mồm.
Chúng ta cứ nhìn cái ô tô là ra vấn đề. Thuế nhập khẩu giảm đi thì bắt đầu nhà nước tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và nhiều loại thuế trên chiếc ô tô để bù vào thuế nhập khẩu. Kể cả từ xăng dầu cho đến cầu đường, thủ tục… Chúng ta đừng hi vọng gì vào một chính phủ như vậy. Nếu tư nhân phát triển mạnh thì miếng bánh của nhà nước sẽ bị thu nhỏ lại, các doanh nghiệp sân sau, độc quyền cũng bị mất thị phần…Đó là nỗi sợ hãi của những người cộng sản. Cái cơ chế của Việt Nam là cơ chế làm tiền người dân và doanh nghiệp chứ đừng bao giờ mơ họ đưa ra cơ chế bất lợi cho họ. Có chăng chỉ là thay hình đổi dạng như cái “kinh tế thị trường có đuôi XHCN” mà thôi./.
Leave a Comment