“Một con đường xuyên suốt quốc gia không đơn giản chỉ được hình thành do nhu cầu phát triển kinh tế mà còn liên quan rất lớn tới vấn đề an ninh quốc gia. Nếu giao cho nhà thầu đến từ một quốc gia với thái độ thù địch và đầy thủ đoạn như Trung quốc không chỉ là quá nguy hiểm mà còn tiếp tục khơi sâu mối nghi ngờ giữa người dân với chính quyền”.
Truyền thông chính thống cho biết Đại sứ quán Việt Nam tại TQ đã giới thiệu nhà thầu là Tập đoàn Thái Bình Dương (China Pacific Construction Group – Trung Quốc) và Bộ Giao thông vận tải đã tiếp đoàn này bàn về việc đầu tư dự án đường cao tốc Bắc-Nam. Như vậy, về chính thức chưa có việc giao thầu cho nhà thầu Trung quốc nhưng dư luận trên mạng xã hội đã khá ồn ào và nhiều ý kiến khác nhau.
Để có cái nhìn khách quan và phù hợp nhất thì tại thời điểm này, dự án đường cao tốc Bắc-Nam là một điểm liệt và kinh tế lẫn chính trị đối với chế độ Việt Nam.
Dự án đường cao tốc Bắc –Nam: Như cầu quốc gia hay chiến lược “Một vành đai – một con đường” của Trung quốc?
Ý tưởng hình thành một con đường xuyên Việt, song song với đường Quốc lộ 1 đã có từ khá lâu. Sau khi bình thường hóa quan hệ với Trung quốc năm 1990 thì ngay sau đó mấy năm đã có quyết định thực hiện dự án. Các phương án nghiên cứu đưa ra lúc đó tập trung vào ý tưởng là một đường quốc lộ nhằm chia sẻ áp lực giao thông cho quốc lộ 1. Có hai phương án đưa ra là tuyến song song nghiêng về ven biển như tuyến Quốc lộ 1 có sẵn, kết hợp nâng cấp tuyến đường sắt Bắc-Nam. Phương án thứ 2 là tuyến đi gần với đường biên giới giữa Việt Nam với hai nước Lào, Campuchia. Phương án 2 được chọn do giúp thúc đẩy kinh duong-caotế vùng sâu, vùng xa vốn gặp nhiều khăn và tài nguyên chưa được khai thác. Mặt khác, nó phù hợp chiến lược an ninh quốc phòng trong tình hình phức tạp ở Biển Đông và sự gia tăng ảnh hưởng của Trung quốc ở mặt biên giớp tiếp giáp với Lào; Campuchia. Đường Hồ Chí Minh được đầu tư chính là phương án này, đến nay vẫn còn một số đoạn, hạng mục chưa hoàn tất. Ý tưởng về một tuyến cao tốc Bắc – Nam đầu tiên chính là Dự án nâng cấp tuyến đường sắt Bắc-Nam nằm trong qui hoạch giao thông này. Dự án nâng cấp đường sắt Bác-Nam vốn được đánh giá có tác động lớn tới kinh tế dù đã trình khả thi nhưng đến nay im ắng, cũng không biết số phận sao để tnhường chỗ cho dự án đường cao tốc Bắc-Nam hiện nay.
Điểm lại tiến trình như trên, sẽ không khó để nhận ra một điều: Dự án đường cao tốc Bắc – Nam ra đời và được triển khai rất nhanh cùng thời điểm với chiến lược “Một vành đai, một con đường” do Trung quốc chủ xướng. Trong đó có kế hoạch cho một con đường ven biển ở Việt Nam để kết nối từ Trung quốc tới các nước Đông Nam Á. Dự án đường cao tốc Bắc-Nam dự kiến hoàn thành năm 20121 trên cơ sở cơ bản là song song với đường quốc lộ 1A, có điều có phải chính là con đường trong chiến lược “một vành đai, một con đường” của Trung quốc hay không thì có lẽ chỉ nội bộ cấp cao trong chính quyền và TW đảng CSVN mới biết được.
Từ nhu cầu thực tế hay còn gì khác?
Về nguyên tắc cơ bản khi xây dựng một dự án. Đối với một doanh nghiệp nhỏ đi nữa thì tầm nhìn và kế hoạch tính toán tối thiểu cũng được xác định từ 30 năm trở lên, thông thường là 50 năm, cá biệt là 70 năm.
Dự án đường quốc lộ nhằm chia sẻ áp lực giao thông cho quốc lộ 1A và phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa (đường HCM); dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam được xây dựng trong tầm nhìn và tính toán bao nhiêu năm ? Chắc chắn cũng phải từ 70 năm trở lên. Trong bối cảnh hiện tại, đường cao tốc Bắc-Nam đã cơ bản hoàn thành một số đoạn.
Tất nhiên là nhu cầu về một tuyến cao tốc để lưu thông nhanh hơn là nhu cầu hiện hữu, sẽ thu hút và được nhiều sự quan tâm sử dụng, thực tế lưu thông mở một số đoạn đã đưa vào khai thác là một ví dụ. Nhưng thông tin về việc “nhà thầu Trung quốc muốn đầu tư cao tốc Bắc-Nam” lại đưa ra khá mù mờ.
Do thông tin khá mập mờ. Cũng chưa biết chính xác là Đại sứ quán Việt Nam tại Trung quốc; Bộ Giao thông vận tải đình giới thiệu nhà thầu China Pacific Construction Group đầu tư hợp phần nào; đoạn nào hay là một con đường cao tốc mới, nhưng đã có nhà thầu Trung quốc làm tổng thầu ở đoạn Quảng Nam – Quảng Ngãi thi công kém chất lượng bị tố cáo. Mạng xã hội và báo chí từng lên tiếng gay gắt qua vụ giang hồ giấu mặt tấn công người tố cáo sai phạm thi công gói thầu này nhưng dần bị chìm xuống bí ẩn như rất nhiều những vụ việc liên quan Trung quốc khác.
Yếu tố Trung quốc và khía cạnh kinh tế – chính trị – an ninh quốc phòng.
Việt Nam đã có quá nhiều bài học có thể nói là “xương máu” liên quan nhà thầu Trung Quốc. Có thể thẳng thắn mà nói rằng: Chưa nói tới chất lượng thì gần như 100% các dự án do nhà thầu Trung quốc thực hiện tại Việt Nam đều dẫn đến không khả thi về mặt kinh tế do các thủ đoạn đội vốn; kéo dài thời gian đầu tư thi công.. Vấn nạn đội giá, không thực hiện tiến độ cam kết không thể xử lý được đối với nhà thầu Trung quốc do các dự án này đều sử dụng vốn vay từ chính Trung quốc. cựu Bộ trưởng Bộ GTVT trước đây là ông Đinh La Thăng đã từng nói thẳng là “không thể xử lý được do nguồn vốn vay từ Trung quốc” là minh chứng cho điều này.
Về mặt chính trị trị. Các thiệt hại không đơn giản chỉ là hàng chục hay hàng trăm tỷ USD mà Việt Nam đã vay của Trung quốc qua các hình thức đầu tư vào VN. Bất mãn và nghi ngờ của người dân đối với các dự án do nhà thầu Trung quốc đầu tư dẫn đến bất ổn chính trị trong nước do liên quan yếu tố TQ là đòn chí mạng đối với chính sự tồn vong của chế độ cả về đối nội lẫn đối ngoại mà hiện vẫn chưa thấy nhà nước có dấu hiệu nào chứng tỏ có thể khắc phục.
Trong khi đó, thái độ của Trung quốc đối với với Việt Nam nhìn chung qua hành động cụ thể là tranh chấp Biển Đông và các thủ đoạn phá hoại kinh tế mọi mặt chỉ ra rằng đó là thái độ thù nghịch, triệt tiêu Việt Nam bằng mọi giá.
Về mặt an ninh quốc phòng: Một con đường xuyên suốt quốc gia không đơn giản chỉ được hình thành do nhu cầu phát triển kinh tế mà còn liên quan rất lớn tới vấn đề an ninh quốc gia. Nếu giao cho nhà thầu đến từ một quốc gia với thái độ thù địch và đầy thủ đoạn như Trung quốc không chỉ là quá nguy hiểm mà còn tiếp tục khơi sâu mối nghi ngờ giữa người dân với chính quyền.
Như vậy, cho dù áp dụng giao thầu hay bằng hình thức đấu thầu nhưng nhà thầu Trung quốc vẫn là tổng thầu hoặc nhà đầu tư thì cho dù hợp đồng có chặt chẽ hơn; loại bỏ được yếu tố gian lận, đội vốn.. như các dự án khác đi nữa thì chắc chắn thái độ nghi ngờ dẫn đến mâu thuẫn giữa người dân với chế độ sẽ tiếp tục tăng cao.
Đó chính là điểm liệt cho cả kinh tế lẫn chính trị Việt Nam./.
Leave a Comment