Người ta thường hay dùng từ “trứng chọi đá” để so sánh sự chênh lệch về sức mạnh. Ở đây chúng ta thấy gì? Trứng dù sao nó cũng ở thể rắn, còn nước ở thể lỏng. Rõ ràng, ai cũng biết nước mềm hơn quả trứng gà, đúng không? Vậy theo nguyên tắc so sánh, nước mềm hơn trứng, trứng mềm hơn đá. Vậy thì sao sánh độ cứng thì đá cứng hơn nước rất nhiều.
Nhưng lại cũng một câu thành ngữ trong dân gian mà ai cũng thuộc, đó là “nước chảy đá mòn”. Vậy là sao? Trứng chọi đá, trứng vỡ. Nước chọi trứng, nước tan, nhưng nước lại mài mòn được đá. Những hạt sỏi, hạt cát đều có nguồn gốc là do nước mài mòn đá mà ra.
Thực ra, để nước mài mòn được đá thì phải có đủ hai yếu tố, nước thật nhiều và thời gian thật lâu. Đó là nguyên tắc để sức mạnh mềm thắng sức mạnh cứng. CS được ví như những tảng đá khổng lồ, sự phản đối của nhân dân được ví như sức nước. Nước phải đủ lớn thì sẽ bào mòn đá, hoặc quá lớn sẽ xô luôn tảng đá tróc gốc lăn đi nơi khác. Đó là bài học thứ nhất. Nguyên lý thác lũ dành cho sự so sánh sức mạnh giữa nhân dân với chính quyền.
Bình thường, tàu Titanic rẽ nước đi một cách dễ dàng, nhưng khi gặp nước kết tinh (tức là băng) thì con tàu Titanic kia vỡ ra tan nát. Điều này lại cho thêm một bài học nữa, những phần tử nhỏ gắn kết lại thì thành một khối thì nó sẽ trở nên sức mạnh vô địch. Đây là bài học thứ nhì, bài học này dành cho sự tương quan giữa tổ chức chính trị đối lập với Cộng Sản.
Ở đây chúng ta cần phải đi sâu vào bài học thứ 2 này. Nó chính là nguyên nhân làm cho cộng sản bóp nát dễ dàng các nhóm chính trị đối lập. Hãy nhìn Cộng sản mà xem, họ luôn bảo vệ nhau cho dù biết rằng CS sai. Lấy ví dụ: như Nguyễn Văn Thể quyết định đổi “trạm thu phí” thành “trạm thu giá”, toàn dân thấy điều đó là sai và tât nhiên rất nhiều quan chức ai cũng thấy đó là sai. Thế nhưng khi Nguyễn Đức Kiên phát biểu trước công chúng hắn ta bảo “đó là đúng”. Hay như công an hùa theo BOT xử phạt người dân là sai, nhưng ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban An toàn Giao thông quốc gia cho rằng phải tạo hành lang pháp lý để công an “xử phạt người vi phạm không cần chứng minh”.
Qua các ví dụ đấy, nếu chúng ta nhìn họ ở góc độ đạo đức và pháp luật, thì rõ ràng bọn họ là một đám khốn nạn. Nhưng nhìn ở góc độ tinh thần đoàn kết trong tổ chức, thì họ là những nhân tố rất gắn kết. Khi ông A sai thì ông B, ông C, ông D,… luôn lên tiếng bảo vệ cái sai của đồng bọn. Đó là sức mạnh vô đối của Cộng Sản. Nhưng ngược lại, giới đấu tranh dân chủ chúng ta nhìn thấy gì? Họ hay đấu tố nhau, và có khi đấu tố rất quyết liệt, nhiều kẻ đấu nhau đến độ moi hết thâm cung bí sử, chuyện lừa gạt nhau ra tố. Cuối cùng, những kẻ này nếu ở cùng một tổ chức thì tổ chức ấy sẽ yếu dần và tự rã. Nếu những người ấy ở 2 tổ chức khác nhau thì sẽ không có sự kết hợp các tổ chức nhỏ thành tổ chức lớn tạo sức mạnh. Nên nhớ, năm 1930, 3 đảng gồm: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn hợp nhất lại thành ĐCS để có sức mạnh tổng lực. Và sau đó 15 năm họ giành lấy chính quyền và cai trị Việt Nam cho đến hôm nay.
Chính những con người thích lao vào những cuộc tố nhau, chính những con người này mãi không thể là nhân tố cho tổ chức. Muốn tổ chức hình thành và phát triển phải có loại người đủ tố chất đứng trong tổ chức. Đó là: dám hy sinh, biết giữ bí mật, có trách nhiệm, ý thức làm việc nhóm, có ý thức bảo vệ đồng đội và bảo vệ tổ chức. Để có những con người đủ tố chất đó, e với mặt bằng nhân lực trong giới đấu tranh hiện nay chẳng có là bao. Đó chính là cái thua của giới đấu tranh Việt Nam trước một ĐCS vừa có quyền lực tuyệt đối trong tay vừa có tính đoàn kết hơn hẳn.
Mà một khi thiếu nhân tố con người đủ tiêu chuẩn để hình thành tổ chức, thì xem như dân chủ ở Việt Nam còn lâu mới có được. Có ai đã đặt câu hỏi, rằng tại sao đến hôm nay mà giới dân chủ không có khả năng đoàn kết như Cộng Sản 80 năm trước không? Đó chính là nỗi đau lớn nhất mà đất nước này gặp phải. Lòng dân thì đã chán Cộng Sản, chỉ cần có tổ chức lớn mạnh để gom sức mạnh toàn dân lại thành thác lũ tạo ra thay đổi. Nhưng rất tiếc! Mặt bằng nhân lực giới đấu tranh Việt Nam chưa đủ. Chưa đủ level. Buồn thay!
Leave a Comment