Forbes: thiếu tiêu chí nhân quyền để vinh danh những người phụ nữ đang thay đổi Việt Nam

Tạp chí Forbes với hình một số phụ nữ Việt được nêu trong danh sách những phụ nữ có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam trong măm 2019.
- Quảng Cáo -

Lý Thái Hùng – Web Việt Tân

Để đánh dấu ngày Quốc Tế Phụ Nữ ngày 8/3, tạp chí Forbes đã thực hiện một cuộc thăm dò nhằm vinh danh một số phụ nữ Việt Nam mà họ cho là có ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2019.

Đây là lần thứ hai, tạp chí Forbes đã thực hiện cuộc vinh danh những người phụ nữ, dựa trên các tiêu chí: tầm ảnh hưởng về kinh tế, tài chính, mức độ ảnh hưởng tích cực lên cộng đồng, xã hội, qua 7 lãnh vực chính trị, xã hội, kinh doanh; khoa học – giáo dục, hoạt động xã hội, truyền thông – sáng tạo; giải trí – thể thao.

Nhìn qua danh sách 50 phụ nữ mà Forbes cho là ảnh hưởng nhất Việt Nam, đa số lập lại từ danh sách năm 2018. Tuy nhiên đi vào chi tiết của 50 phụ nữ được vinh danh năm nay, đã có điều gì không ổn vì theo kiểu bình chọn để làm hài lòng đảng và nhà nước, và nhất là sắp đều lãnh vực nào cũng có người.

- Quảng Cáo -

Một số người được Forbes vinh danh năm nay, có một số thành tích và ảnh hưởng đáng ca ngợi. Ví dụ trong lãnh vực khoa học – giáo dục thì sự đóng góp của Giáo sư Phan Thị Hà Dương, 26 tuổi thuộc Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Giáo sư Trần Vân Khánh, Trưởng bộ môn Bệnh học phân tử, Khoa Kỹ thuật y học, Đại học Y Hà Nội đã có những nỗ lực đóng góp giá trị trong ngành.

Hay trong lãnh vực giải trí – thể thao có cô Quách Thị Lan, Vận động viên điền kinh, bộ môn chạy 400m, huy chương bạc ASIAD 2018; cô H’Hen Niê, một phụ nữ nghèo sắc tộc Ê Đê, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 và là một trong 5 Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới 2018; cô Bùi Thị Thu Thảo, Vận động viên điền kinh, bộ môn nhảy xa, huy chương vàng ASIAD 2018, đã có những đóng góp rất lớn.

Nhưng, những phụ nữ được Forbes vinh danh trong lãnh vực chính trị và kinh doanh mang đầy thiên kiến chính trị.

Lãnh vực chính trị có đến 9 phụ nữ – toàn là những cán bộ lãnh đạo đảng CSVN trong Bộ chính trị và trung ương đảng CSVN, gồm: bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên bộ chính trị đảng CSVN đương kiêm Chủ tịch quốc hội; bà Tòng Thị Phóng, Ủy viên bộ chính trị, phó chủ tịch thường trực Quốc hội; bà Trương Thị Mai, Ủy viên bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên trung ương đảng, Phó chủ tịch nước, Ủy viên Trung ương Đảng; bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Ủy viên trung ương đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế; bà Nguyễn Thị Thu Hà; Ủy viên trung ương đảng, Chủ tịch Liên hiệp phụ nữ.

Những phụ nữ gọi là “ảnh hưởng nhất Việt Nam” nói trên, chẳng qua do đảng CSVN đưa lên. Họ không do người dân bầu cũng chẳng do thành tích vượt trội để tự vươn lên trong một môi trường cạnh tranh trong sáng, mà chỉ do một guồng máy quan liêu, tự lựa chọn và phong quyền cho nhau để bảo vệ quyền lợi đảng và phe nhóm. Đặc biệt họ không có bất cứ thành tích gì phục vụ cho xã hội thì tại sao lại gọi là “ảnh hưởng nhất” hoặc đáng vinh danh?

Lãnh vực kinh doanh có 20 phụ nữ được cho là có ảnh hưởng nhất về mặt kinh tế. Đây là lãnh vực vô cùng tế nhị. Nếu dựa trên sự giàu có của họ để chọn lựa thì đây chỉ là những phụ nữ kinh doanh giỏi hoặc lãnh đạo công ty kinh doanh thành công, nhưng chưa hẳn xứng đáng được vinh danh nếu không có một đóng góp ý nghĩa gì cho sự thăng tiến của xã hội, mà chỉ thuần tuý là làm giàu cá nhân.

Sau cùng, trong danh sách 50 phụ nữ vinh danh, Forbes đã thiếu một lãnh vực rất quan trọng đã và đang đóng góp cho sự thay đổi Việt Nam. Đó là lãnh vực nhân quyền.

Nếu Ngày Quốc Tế Phụ Nữ mồng 8 tháng 3 mà Liên Hiệp Quốc chọn lựa nhằm vinh danh các giá trị của người phụ nữ đóng góp vào sự phát triển gia đình, xã hội; quyền được tôn trọng và đối xử bình đẳng, thì NHÂN QUYỀN phải là một tiêu chí quan trọng mà tạp chí Forbes cần phải cập nhật để vinh danh trong năm tới.

Những người phụ nữ Việt Nam đáng vinh danh là những người đã và đang đóng góp cho sự thay đổi tốt đẹp và rốt ráo tại Việt Nam như: cụ bà Lê Hiền Đức, chị Nguyễn Thúy Hạnh, chị Phạm Thanh Nghiên, chị Huỳnh Thục Vy, hay những phụ nữ đang đánh đổi sự thăng tiến của xã hội bằng những ngày tù tội khắc nghiệt: Chị Trần Thị Nga, cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn v.v…

Việc làm của tạp chí Forbes đáng trân trọng. Nhưng để việc vinh danh được trọn vẹn và ý nghĩa, những ứng viên được chọn lựa phải có tầm ảnh hưởng thực sự trong lòng người dân và tương lai của dân tộc Việt Nam, tạp chí Forbes nên thêm tiêu chí về NHÂN QUYỀN, và thận trọng hơn trong việc chọn ứng viên ở các lãnh vực chính trị, kinh doanh khi Việt Nam vẫn còn là một quốc gia có nền chính trị độc tài và tham nhũng.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here