Theo con số thống kê đăng trên báo Tài Chính ngày 29/12/2018 thì Việt Nam có 5 thị trường xuất khẩu chính. Trong năm 2018 Việt Nam đã xuất sang 5 thị trường này tổng giá trị 175,6 tỷ USD, cụ thể như sau: thứ nhất, là thị trường Mỹ trị giá 47,5 tỷ USD; thứ nhì thị trường EU 42,5 tỷ USD; thứ 3 là thị trường Trung Quốc 41,9 tỷ USD; thứ tư là thị trường ASEAN 24,7 tỷ USD; và thứ 5 là thị trường Nhật 19 tỷ USD. Trong đó Mỹ, EU và Nhật Bản là 3 thị trường khó tính. Chính nó là kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam. Nếu vào thị trường này thì nền sản xuất Việt Nam khẳng định vị thế.
Nhưng đấy là bề nổi, còn thực chất thì sao? Trong cả năm 2018, Việt Nam xuất đi nước ngoài hết 244,2 tỷ USD, nhưng giá trị của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) đã chiếm đến 175,52 tỷ USD chiếm 71,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Vậy sức mạnh kinh tế Việt Nam ở đâu? Ở các doanh nghiệp nước FDI chứ không phải ở các doanh nghiệp trong nước. Thêm nữa, 3 thị trường khó tính nhất thế giới gồm Mỹ, EU và Nhật Bản đã có đến 109 tỷ USD, họ nhập chủ yếu là sản phẩm của FDI chứ nhập sản phẩm Việt Nam không nhiều, vì sản phẩm của doanh nghiệp trong nước làm ra khó mà đáp ứng được tiêu chuẩn của 3 thị trường này. Ví dụ, như Nike Mỹ sẽ nhập sản phẩm của Nike từ Việt Nam, Sony Nhật, nhập sản phẩm Sony Việt Nam vv…
Như vậy câu hỏi đặt ra là, nếu EU và Mỹ siết chặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam thì điều gì xảy ra? Thì chắc chắn, những doanh nghiệp FDI tìm nơi đầu tư khác và nhả Việt Nam dần. Ví dụ, Samsung thấy, hàng hóa xuất sang EU trở nên khó khăn, họ sẽ thu hẹp sản xuất, hoặc ít nhất họ không mở rộng quy mô sản xuất, để dành khoản đầu tư ấy họ đầu tư sang Bắc Hàn. Như vậy Việt Nam vốn đã khó khăn lại càng khó khăn. Nếu Samsung làm thế thì Sony cũng có thể làm thế và Toyota cũng vậy vv..cũng có thể làm thế nếu các thị trường khó tính siết chặt hàng hóa xuất từ Việt Nam.
Từ vấn đề kinh tế mới sinh ra vấn đề đối ngoại. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh năm 2017 tại Berlin đã làm Đức tức giận và EU đã hoãn vô thời hạn việc ký kết hiệp định thương mại Việt Nam EU (EVFTA). Điều đó đồng nghĩa với việc, cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU gặp khó khăn. Thị trường EU rất lớn, với giá trị xuất khẩu năm 2019 của Việt Nam chỉ có 42,5 tỷ USD là rất nhỏ, còn rất nhiều cơ hội lớn để Việt Nam xâm nhập vào thị trường này. Thế nhưng chính Nguyễn Phú Trọng đã đóng sập nó lại. Một hành động dại dột của người đứng đầu đảng đã đưa chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vào thế khó xử. Từ khi bắt cóc đến nay đã gần 2 năm, chính phủ đã cử Phạm Bình Minh sang Đức năn nỉ nhưng không ăn thua.
Vì sự cố chấp mà không chịu rút kinh nghiệm, ông Nguyễn Phú Trọng đã lập lại sai lầm ngoại giao như thế một lần nữa. Trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều, ông Trọng đã cho tàu chở dầu Viet Tin 01 chở dầu thô sang cảng NamPo Bắc Hàn để viện trợ cho người anh em XHCN. Điều này đã vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc. Mà ai là kẻ chủ trương cấm vận Bắc Hàn? Là Mỹ. Liên Hiệp Quốc chẳng qua truyền đạt chủ trương của Mỹ mà thôi. Nếu chuyện này làm rùm beng, Trump siết luôn hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ thì sao? Tổng thống Trump đã đập cho Tập một gậy và Tập phải xuống nước, Nguyễn Phú Trọng làm thế quả là rất thiếu khôn ngoan.
Cho nên nói quản trị một quốc gia không thể để một con mọt sách Mác Lê quyết định là vậy. Làm người lãnh đạo thì phải có tầm nhìn. Phải biết nhìn vào các sự tác động của những quyết định trong chính sách ngoại giao ảnh hưởng đến kinh tế thế nào chứ? Làm một nhà quản trị đất nước thì không có chỗ cho những cái đầu ngu si bảo thủ. Với những gì mà ông Nguyễn Phú Trọng đang làm, ông ta chỉ biết cai trị, hoàn toàn không có khả năng quản trị. Dân Việt cứ mãi chấp nhận những con người kiểu như này cai trị thì đất nước này, dân tộc này cứ mãi trả giá cho sự ngu muội của họ. Ngóc đầu sao nổi?
Tham khảo:
– http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/tong-kim-ngach-xuat-nhap-khau-hang-hoa-cua-viet-nam-thiet-lap-muc-ky-luc-moi-4822-ty-usd-301448.html
– https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47437122
Leave a Comment