Tác giả: Quê Hương
Sau thất bại ngoại giao, truyền thông và kinh tế quá lớn tại Hội nghị thượng đỉnh vừa qua. Để vớt vát chút danh dự cho các lãnh đạo Việt Nam như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân, báo chí cùng những facebooker quốc doanh đã liên tục lấy hình ảnh ông Hồ Chí Minh tiếp Kim Nhật Thành năm 1958 và 1964 để bao biện cho thất bại của mình. Các quan chức Việt Nam, đặc biệt là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng ngày 1-3 còn lấp liếm cho rằng Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều phản ánh vị thế của Việt Nam dưới tư cách nước chủ nhà.
Tuy nhiên, việc đưa hình ảnh ông Hồ đón tiếp ông Kim Nhật Thành lại cho thấy thêm, cuộc gặp ở Hà Nội vừa qua không chỉ là thất bại mang tính ngoại giao, truyền thông và kinh tế cho Việt Nam mà nó còn là thất bại mang tính lịch sử.
Năm 1958, tức là 4 năm sau Hiệp nghị Geneve, miền Bắc Việt Nam rơi vào tình thế hết sức khó khăn. Sau một cuộc chiến dài 9 năm với người Pháp, kinh tế kiệt quệ, ngân khố quốc gia trống rỗng, dân trí thấp… Trong khi đấy, phe XHCN gồm có Liên Xô cùng các nước Đông Âu, Trung Quốc và Triều Tiên muốn kéo miền Bắc về phía họ và gây tổn thương cho phe đồng minh bằng một cuộc chiến trên đất nước mình. Vào thời điểm ấy, Hồ Chí Minh đã cân nhắc rất nhiều, bởi một cuộc nội chiến như vậy sẽ làm hao tổn lo lớn cho tài sản và sinh mạng người Việt Nam, chưa kể một cuộc chiến như thế sẽ khiến Mỹ và các nước đồng minh trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến ấy và rồi ông ta có còn được ngồi ở Ba Đình nữa hay không. Những chuyến thăm Nga và Trung Quốc vào thời điểm ấy cho thấy, Hồ vẫn do dự.
Trong bối cảnh như thế Kim Nhật Thành đã đến Việt Nam vào năm 1958 giống như xứ giả của Liên Xô và Trung Quốc (2 nước đã trực tiếp tham gia vào cuộc chiến Triều Tiên 1950 – 1953 chống lại Hàn Quốc và Mỹ) để thuyết phục lãnh đạo Việt Nam đi theo cách làm của họ, rằng cứ đánh chiếm miền Nam đi kiểu gì Liên Xô và Trung Quốc cũng ủng hộ hết mình để biến Việt Nam thành Triều Tiên thứ 2. Và Kim Ông Nội đã thành công trong việc thuyết phục Hồ nhảy vào cuộc chiến đẫm máu đồng bào mình. Như vậy là Kim Ông Nội đã hoàn thành được một nhiệm vụ lịch sử do phe XHCN bấy giờ giao cho.
Năm 1964, khi cuộc chiến đã lan rộng và không kết thúc nhanh như ông Hồ vẫn tưởng giống như cuộc chiến Triều Tiên trong 3 năm, ông Hồ đã do dự vì những thiệt hại quá lớn về người và của của người dân Bắc Việt. Và khi ấy, Kim Ông Nội lại tới Việt Nam để xúi giục Hồ tiếp tục đẩy đồng bào mình vào lò nồi da nấu thịt. Và một lần nữa, hắn lại đạt được thành công mang tính lịch sử nữa trong việc đẩy người bạn của mình lấn sâu vào cuộc nội chiến tương tàn.
Nhưng rồi bắt đầu những năm 1968, khi miền Bắc tham gia vào hội nghị Paris về việc mang lại hòa bình cho Việt Nam, Kim Ông Nội chính là một trong những người phản đối kịch liệt nhất, ông ta hùa theo Trung Quốc phản đối Hiệp định Paris về việc mang lại hòa bình cho Việt Nam. Lý do là Liên Xô và Trung Quốc đang hết sức căng thẳng với nhau trong nhiều vấn đề, mà Liên Xô lại là nước đang ủng hộ của cải, vật chất to lớn nhất cho Bắc Việt vào thời điểm ấy. Thậm chí Kim Nhật Thành cùng với Mao Trạch Đông, Sihanouk, thành lập khối các quốc gia cộng sản Châu Á và không cho Liên Xô tham dự vào liên minh này, đồng thời bỏ rơi luôn Việt Nam.
Chính vì thù ghét Việt Nam từ lúc đó nên khi xảy ra chiến tranh biên giới Tây Nam 1975 – 1978, Kim Nhật Thành đã phản đối kịch liệt Việt Nam và rất có thể đã hối thúc Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc năm 1979. Những năm sau này, khi quan hệ Việt Nam – Trung Quốc căng thẳng và xảy ra vụ thảm sát Gạc Ma, Kim Ông Nội cũng mất hút và chưa bao giờ trở lại Việt Nam tới tận khi ông ta chết năm 1994.
Mặc dù vậy, phải thừa nhận là ông ta đã đạt được thành công mang tính lịch sử trong việc dụ Việt Nam lao vào chiến tranh như Triều Tiên đã làm vào năm 1950-1953. Còn ở hội nghị vừa qua, các quan chức Việt Nam lại không thể làm được một sự kiện lịch sử như thế cách đây hơn 60 năm.
Nhìn lại sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên diễn ra vào tháng 6/2018, Singapore bỏ ra 20 triệu đô để tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần đầu và họ mang về 720 triệu cho ngân sách quốc gia. Cùng với một hình ảnh được đánh giá là thành công về công tác tổ chức và nội dung đàm phán. Có thể thấy rõ, thất bại của Việt Nam không chỉ là ngoại giao, kinh tế và truyền thông mà đây còn là thất bại mang tính lịch sử. Sau cuộc gặp ở Hà Nội, Bình Nhưỡng và Washington sẽ nhìn nhau và tiếp cận với nhau theo hướng ít thỏa hiệp hơn, giống như một nhà ngoại giao Triều Tiên khẳng định “Bình Nhưỡng đã thay đổi quan điểm”.
Đáng chú ý hơn nữa, kết thúc hội nghị thượng đỉnh, Kim Jong Un đã được Nguyễn Phú Trọng tiếp đón theo một cách rất lạ kỳ. Mặc dù là nguyên thủ của một nước nghèo kiết xác và bị thế giới ruồng bỏ, nhưng Trọng (đương kim TBT và Chủ Tịch nước) đã ra tận xe Kim bắt tay với qua cửa sổ theo kiểu bắt tay với bề trên, cho dù Kim kém Trọng tới hơn 4 chục tuổi. Nhìn cách Trọng vỗ tay sung sướng khi Kim gảy đàn bầu khiến người ta tưởng Trọng là cấp dưới của Un. Quá nhục nhã cho một nhà lãnh đạo đất nước. Và một lần nữa, công chúng lại được chứng kiến sự hiểu biết kém cỏi về ngoại giao và bản chất nịnh bợ của kẻ bưng bô mang tên Nguyễn Phú Trọng.
Leave a Comment