Tôi không muốn tự trói mình vào “nhiệm vụ chính trị” như khi còn làm báo là cứ ngày kỷ niệm gì thì phải ráng “hưởng ứng” bằng tin bài có khi nhạt hoét.
Nhưng ngày thầy thuốc năm nay (27.2.2019), tôi muốn viết đôi dòng bày tỏ lòng biết ơn các thầy thuốc giỏi, có lương tâm, không chỉ làm hết trách nhiệm với bệnh nhân mà rất thương bệnh nhân. Nếu biết ơn, thì phải biết ơn những thầy thuốc này gấp đôi, vì họ phải làm việc trong điều kiện làm việc hết sức thiếu thốn, khó khăn. Dù trong ngành y, cũng không thiếu những “con buôn” lợi dụng cái thiếu thốn, bất cập mà “kinh doanh” sức khỏe và tính mạng bệnh nhân tàn nhẫn, tàn tệ luôn.
Rồi cũng nghĩ đến nổi buồn trĩu nặng thương cảm với bệnh nhân của những thầy thuốc giỏi tận tâm ấy, đều đang phải làm việc trong một thực tế lộ thiên mà tại đó, chúng ta, đều là những bệnh nhân nạn nhân tiềm năng, thật không khỏi đau lòng. Đó là tình cảnh thê thảm của bệnh nhân khi điều trị ở các bệnh viện lớn.
Cách đây 2 tháng, tôi đưa người nhà vào xét nghiệm ở TT Ung Bướu. Ngồi chờ gặp bác sĩ trưởng khoa, thì thấy ông và gần 20 bac sĩ đang mượn phòng hành chánh chật ních để ngồi…hội chẩn. Sau đó, BS V. kéo tôi và bệnh nhân vào mấy ghế trống còn sót của phòng hành chánh và ông nhẹ nhàng mở xấp hồ sơ bệnh án, phân tích thật rành rọt, kiên nhẫn, tận tụy. Thỉnh thoảng, có tiếng ồn từ đám đông bệnh nhân đang sốt ruột, náo loạn ngay cạnh cửa sổ, ông liếc nhìn, cười bao dung và hình như không giấu sự áy náy trước hàng hàng lớp lớp bệnh nhân xếp cá mòi ngay cạnh, chen cứng tất cả cầu thang bộ. Tôi nhìn vị bác sĩ, lòng vừa cảm động, bối rối, vừa phẫn nộ.
Họ coi bệnh nhân là ai, họ hứa bao lần rồi, sao cả xã hội chúng ta bó tay bỏ mặc, làm ngơ cho bệnh nhân các bệnh viện công lớn nhất trở thành nạn nhân các trại tập trung khủng khiếp vậy (chưa kể các bệnh nhi, nhìn đứt ruột, quá khổ, quá tội)?…Hôm qua, tôi viết cho Thế Giới Tiếp Thị một bài về xu hướng mới của thị trường thế giới: “nhu cầu trãi nghiệm của NTD đang lên ngôi”. Rồi sáng nay nghĩ tới những “khách hàng” (bị bắt buộc) của các bệnh viện công, giật mình, ừ, những khách hàng này cũng đang được “trãi nghiệm” đó chứ.
Sau ngày đưa người nhà chẩn đoán ở TT ung bướu, thương bệnh nhân quá, nghĩ tới ngày mai, đến lượt mình, tôi xếp bài viết, không đành post về nỗi khổ ấy.
Nhưng tối qua, tình cờ đọc được những gì nhà quản lý trẻ Vưu Lệ Quyên, TGĐ Biti’s vừa viết, chợt tôi muốn chia sẻ sự đồng cảm.
“Vào thăm bệnh, chợt một trời ký ức ùa về. May mắn mình còn khoẻ mạnh, và thương cho bệnh nhân xứ mình, nhiều người bệnh mà bệnh viện quá ư là quá tải. Thiết kế cuộc sống thế nào? Vì đâu nên nỗi? Thương.
Bạn LTH.còm sau stt của Quyên Vưu. Haizzz, em sợ vào bv công lắm, như trại tị nạn. Không bệnh mà vào cũng muốn bệnh theo, bệnh nhân gãy chân nằm 2 tuần chưa có lịch mổ, trẻ em bệnh nằm la liệt hành lang, thân nhân vất vưỡng nuôi bệnh, chưa kể trộm cắp tận bv ko ai đảm bảo dc trật tự, vệ sinh, cơ sở vật chất…Nói đến là em kể ko hết những cơ cực trong bv công khi lúc xưa em nuôi con bệnh suốt hơn 2 tháng.
QV. Chồng chị khi đó, vào đại phẩu mà chuột chạy đầy bên ngoài phòng mổ! Bệnh viện trung ương đó, thấy ghê ko. Người chăm nom bệnh thì chỉ nằm trên sàn, chung với máu và phân. Thật nhớ đến cảnh đó, thấu cảm đên tận xương tuỷ và thương cho người bệnh lẫn ngừoi chăm. Mà thôi có trải nghiệm thì mới hiểu tình hình chung của xã hội. Thương lắm.
Và một bác sĩ hỏi: Anh là Bác sĩ, anh nhìn còn thấy khổ cho dân mình, thuế đóng chồng thuế mà bệnh viện không xây thêm. Lỗi ai? Của Bác sĩ tụi anh ư?
Leave a Comment