Một tay viết của Đài bị mất tích, một người khác đang ngồi sau song sắt
Libby Liu
19 Tháng 2, 2019
Việt Nam đang thắt chặt sự kiểm soát những người bất đồng chính kiến và nhắm vào các ký giả. Khi tới Hà Nội vào tuần tới để họp thượng đỉnh với Lãnh Tụ Bắc Hàn, Tổng Thống Trump cần nêu lên với gia chủ về số phận của hai ký giả người Việt đang cộng tác với Đài Á Châu Tự Do, là một cơ quan truyền thông được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, do tôi điều hành.
Blogger nổi tiếng Trương Duy Nhất đã mất tích từ hơn 3 tuần nay kể từ ngày ông ta rời nhà ở Đà Nẵng, Việt Nam, đào thoát sang tị nạn tại nước láng giềng Thái Lan. Chúng tôi quan ngại rằng ông Nhất đã bị bắt cóc mang về Việt Nam để giam giữ và tra hỏi.
Ông Nhất, 55 tuổi, đã từng bị nhà nước chú ý. Ông bị bắt vào năm 2013 và đã ở tù 2 năm vì những bài viết chỉ trích các lãnh đạo Đảng Cộng Sản cầm quyền. Khi được thả vào năm 2015 Ông bắt đầu cộng tác với Đài Á Châu Tự Do, phát thanh và phổ biến qua 9 ngôn ngữ đến 6 quốc gia Á Châu nơi thiếu tự do phát biểu.
Theo những nhà hoạt động dân chủ Việt Nam thì ông Nhất đã lo ngại là bị các nhân viên an ninh Việt Nam theo dõi vì nghi ngờ ông Nhất nắm giữ thông tin bất lợi đối với Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc. Nguồn tin cho biết ông Nhất đã xin tị nạn vào ngày 25/1 với Văn Phòng Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tại Bangkok. Tuy nhiên, chính phủ Thái Lan nói họ không có hồ sơ liên quan đến việc ông Nhất vào Thái Lan, và ông Nhất biệt tăm kể từ ngày 26/1.
“Không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam giữ im lặng liên quan đến trường hợp này. Việt Nam đang giam giữ nhiều tù nhân chính trị”, ông Nguyễn Kim Bình thuộc Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tại California nói. “Một trong những tù nhân là ông Nguyễn Văn Hoá thuộc Đài Á Châu Tự Do.”
Ông Hoá, năm nay 23 tuổi, đã phá vỡ bức màn bưng bít thông tin vào năm 2016 khi tường trình về những cuộc biểu tình liên quan đến việc xả thải chất độc ô nhiễm. Ông Hoá bị bắt vào Tháng 1, 2017 với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước” và bị tuyên án 7 năm tù giam mà hiện ông đang thụ án.
Trong một lá thư ông Hoá đã tiết lộ với gia đình là Ông bị đánh đập liên tục trong tù và bị ép thú nhận những điều không có thật mà nhà cầm quyền Việt Nam dùng để kết tội một nhà hoạt động môi trường khác. Ông Hoá đã rút lại lời khai tại một phiên toà vào Tháng 8 vừa qua, việc làm có xác suất khiến ông phải chịu những đợt tra tấn mới.
Một thông điệp mạnh mẽ từ ông Trump tại Hà Nội về số phận ngặt nghèo của các ký giả Đài Á Châu Tự Do kể trên sẽ là tiếng vang ở cả trong và ngoài Việt Nam. Đó là một thông điệp cần được nghe; chính phủ các quốc gia trong vùng đang sử dụng những phương thức trấn áp để hăm dọa chúng tôi.
Đài Á Châu Tự Do đã phải đóng cửa Văn Phòng tại Cao Miên vào năm 2017 sau một đợt trấn áp giới truyền thông độc lập. Hai phóng viên của chúng tôi đã bị vu cáo tội gián điệp và đã bị tù giam 9 tháng với bản án vẫn còn treo trên đầu.
Ở Trung Quốc, hàng mấy chục thân nhân gần của các phóng viên của Đài Á Châu Tự Do Dịch Vụ Duy Ngô Nhĩ hiện đang bị giam giữ trong các trại tại Xinjiang, nơi chúng tôi đã làm phóng sự tường trình về tình trạng đàn áp người thiểu số Hồi Giáo.
Trong bối cảnh u ám này, đây là cơ hội để ông Trump cho những quốc gia độc tài ở Châu Á biết là Hoa Kỳ sẽ bảo vệ quyền tự do truyền thông và bênh vực quyền tự do phát biểu.
Bà Libby Liu là Chủ Tịch của Đài Á Châu Tự Do
https://www.wsj.com/articles/vietnam-takes-aim-at-radio-free-asia-11550619921
Dưới đây là nguyên bản tiếng Anh:
Vietnam Takes Aim at Radio Free Asia
One of its writers is missing and another sits behind bars.
By Libby Liu
Feb. 19, 2019
Vietnam is tightening controls on dissent and targeting journalists. When President Trump goes to Hanoi next week for a summit with his North Korean counterpart, he should raise with the host nation the fate of two Vietnamese journalists working for Radio Free Asia, the U.S. government-funded broadcaster I lead.
Popular blogger Truong Duy Nhat has been missing for more than three weeks since he fled his home in Da Nang, Vietnam, for neighboring Thailand to seek asylum. We fear Mr. Nhat was abducted and taken back to Vietnam for imprisonment and interrogation.
Mr. Nhat, 55, has been in the government’s crosshairs before. He was arrested in 2013 and served two years in prison for writings critical of ruling Communist Party leaders. After his release in 2015 he began contributing to Radio Free Asia, which broadcasts and publishes in nine languages to six Asian countries lacking press freedom.
According to Vietnamese human-rights activists, Mr. Nhat became concerned last month that Vietnamese security agents were pursuing him, suspecting that he had information detrimental to Prime Minister Nguyen Xuan Phuc. The sources claim Mr. Nhat sought asylum on Jan. 25 at the United Nations High Commissioner for Refugees office in Bangkok. Yet the Thai government says it has no record of Mr. Nhat entering the country, and he hasn’t been heard from since Jan. 26.
Not surprisingly, Vietnam has been silent about the case. Vietnam holds many political prisoners—200, says Nguyen Kim Binh of the California-based Vietnam Human Rights Network. One of those prisoners is Radio Free Asia’s Nguyen Van Hoa.
Now 23, Mr. Hoa breached a state media blackout in 2016 to report on protests that followed a toxic-waste spill. He was arrested in January 2017 on the supposed crime of “conducting propaganda against the state” and received a seven-year sentence, which he is now serving. Mr. Hoa revealed in a letter to his family that he was repeatedly beaten in detention and forced to make a false confession, which Vietnamese authorities used to convict an environmental activist. Mr. Hoa recanted that confession at a court hearing last August, possibly subjecting himself to renewed torture.
A strong message in Hanoi from Mr. Trump about the plight of these Radio Free Asia journalists would resonate in Vietnam and beyond. It’s a message that needs to be heard; governments across the region use repressive tactics to try to intimidate our network.
Radio Free Asia was forced to close its Cambodian bureau in 2017 amid a crackdown on independent media. Two of our reporters were falsely accused of espionage and spent nine months in prison under charges that still hang over them.
In China, dozens of close relatives of reporters of Radio Free Asia’s Uyghur Service are in internment camps in Xinjiang, where we have covered the persecution of the Muslim minority.
It’s against this grim backdrop that Mr. Trump has a chance to let authoritarian nations in Asia know that America will defend press freedom and stand up for the right to free expression.
/Ms. Liu is president of Radio Free Asia./
https://www.wsj.com/articles/vietnam-takes-aim-at-radio-free-asia-11550619921
Leave a Comment