Viết cho ngày 17/02

- Quảng Cáo -

Đỗ Văn Ngà|

Trên bàn cờ lớn, Mỹ nhìn thấy sự rạn nứt giữa Trung Cộng và Liên Xô từ năm 1962, như là Mỹ quyết định phá vỡ khối Cộng Sản bằng cách nhảy vào khoét sâu vết rạn này để khối CS tách ra thành 2 mảng lớn. Đây là bài toán lớn, nếu thành công thì không cần phải hao binh tổn tướng cho mặt trận Việt Nam nữa.

Thế là năm 1971, thấy Trung Cộng muốn tiến gần đến Mỹ. Không bỏ cơ hội, đến năm 1972 tổng thống Mỹ Richard Nixon gặp gỡ Mao Trạch Đông.

Trong cuộc gặp đỉnh cao Mỹ – Trung ấy Trung Quốc muốn đạt được điều gì? Trung Quốc muốn đặt được 2 mục đích lớn: Thứ nhất cho Liên Xô thấy, Trung Quốc biết chọn bạn chơi, biến kẻ thù số 1 của Liên Xô thành bạn thù Liên Xô còn dám bắt nạt nữa không?; Thứ nhì, là Trung Quốc muốn làm ăn với Mỹ để cải thiện tình hình kinh tế, vì đất nước Trung Quốc vốn quá bệ rạc sau thời gian dài chịu nhiều chính sách sai lầm.

- Quảng Cáo -

Còn phía Mỹ, trong cuộc gặp gỡ đỉnh cao đó Mỹ muốn gì? Mỹ muốn kéo Trung Quốc ra xa Liên Xô và chẻ đôi khối Cộng Sản làm nó tự yếu đi, và tuỳ trường hợp mà đánh gục khối Cộng Sản bằng cách làm từng mảng sụp đổ. Bài toán của Mỹ là bài toán tính cho cả khối tự do do Mỹ đứng đầu, và xa hơn là cứu thế giới thoát khỏi họa Cộng Sản.

Trong ván cờ lớn đó, cả Mỹ và Trung Cộng đều đạt được thành công với mục tiêu riêng của mỗi nước đã đề ra. Đến lúc này Mỹ chẳng mặn mà gì chiến trường Việt Nam nữa, cộng thêm vào đó là phong trào phản chiến tại Mỹ mỗi ngày tăng cao. Với 2 áp lực đó, năm 1973 Mỹ rút khỏi Miền Nam bỏ rơi VNCH (Mỹ rút chân ra khỏi chiến tranh Việt Nam chứ không phải Mỹ thua bỏ chạy). Trong khi đó, phía Hà Nội được Liên Xô hậu thuẫn rất mạnh, cho nên kết quả ngã ngũ ngay trong năm 1975, VNCH sụp đổ.

Trên bàn cờ lớn đang ở thế cờ như thế, nên buộc Mỹ phải rút và VNCH phải bại. Nhưng sau năm 1975, Hà Nội cho rằng chính họ đã “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, cộng thêm sự hỗ trợ hết mình của Liên Xô. Thế nên sau 1975 họ huênh hoang tự phụ “có cho kẹo Trung Quốc cũng không dám đánh Việt Nam”. Đây mới là tử huyệt của Cộng Sản. Đang sống bám, làm tay sai Liên Xô để tương tàn đồng bào mà ảo tưởng sức mạnh của mình.

Trung Cộng đang cay vì CSVN “phản bội” làm mất hết vốn liếng đầu tư cho Việt Cộng suốt 2 cuộc chiến. Vì thế Trung Cộng xúi Polpot quấy phá ở biên giới tây nam để Việt Nam chẻ quân đối phó. Mặc khác, đến năm 1978, Trung Cộng bí mật chuyển quân ém dọc 1200 km biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Họ chuyển quân ban đêm và ban hành lệnh giới nghiêm khu vực di chuyển để đảm bảo bí mật.

Vì huênh hoang mới thắng “đế quốc Mỹ” và đang được Liên Xô hậu thuẫn, Việt Nam không hề cảnh giác. Vào cuối năm 1978, CSVN chỉ rải dọc biên giới 50 ngàn quân, chủ yếu là quân địa phương. Một kế hoạch phòng vệ đất nước vô cùng sơ sài của ông Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Võ Nguyên Giáp. Trong khi đó, Trung Quốc âm thầm chuyển đến ém quân ở biên giới trên nửa triệu quân mà Việt Nam không hề hay biết. Thế là ngày 17/02/1979 Trung Cộng cho đánh mạnh vào Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Với lực lượng áp đảo, đông gấp từ 7 đến 10 lần phía Việt Nam. Ban đầu Việt Nam bất ngờ, Trung Quốc tiến sâu vào nội địa Việt Nam, điểm gần tiến chiếm Lạng Sơn cách Hà Nội chỉ 150 km.

Sau 1 tháng chiến đấu, quân Việt Nam đẩy lùi được Trung Cộng về bên kia biên giới. Kết quả, Trung Quốc chết 30 ngàn, Việt Nam chết 20 ngàn và hàng trăm ngàn thường dân bị thảm sát, tất cả các cơ sở kinh tế, trường học, bệnh viện, đường sá, cầu cống đều bị Trung Cộng san phẳng hết. Riêng tại đỉnh Lão Sơn, chiến đấu đến năm 1984 mời kết thúc, và đỉnh núi này lọt vào tay Trung Cộng và đường biên giới tiến sâu vào Việt Nam 5km.

Sau cuộc chiến, Việt Nam đã biết sợ Trung Cộng. Họ tỉnh cơn hoang tưởng, và thấy rằng, họ chẳng là cái đinh gì khi thiếu cường quốc đỡ đầu. Và thực tế, nếu không e ngại Liên Xô, Trung Cộng đã đánh thọc vào Hà Nội. May là họ nể sợ Liên Xô nên rút về sau 1 tháng tấn công, chứ nếu Trung Cộng trường kỳ tấn công thì bộ sậu ở Ba Đình ra tro, Việt Nam đã mất. Từ sau ngày đó, Trung Cộng lớn mạnh về kinh tế cả quân sự, còn Việt Nam vẫn bám Liên Xô cho đến ngày Liên Xô sụp đổ.

Nếu nói Tết Mậu Thân, Hà Nội bội ước chà đạp lên cam kết ngừng bắn 7 ngày tết Nguyên Đán để tắm máu đồng bào, thì năm 1979, Cộng Sản đã lơ là trước mối nguy hiểm từ ngoại bang đến vô lí. Với cùng dòng máu Việt, Cộng Sản tung hết mọi thủ đoạn bẩn để tìm kiếm chiến thắng bằng mọi giá, nhưng với ngoại bang thì chủ quan một cách khó hiểu.

Bản chất Cộng Sản được sinh ra là dựa dẫm ngoại bang để cai trị nhân dân. Cho nên năm 1990, kẻ đỡ đầu Liên Xô sụp đổ, thấy thay vì Cộng Sản trở về với nhân dân giải quyết định vấn đề đất nước thì ngược lại, Cộng Sản lại xin thuần phục kẻ cướp nước để trị dân.

Ngày nay, Cộng sản thà quỳ lạy Trung Cộng chứ không thể gần gũi dân. Nhu nhược đến mức họ cho dựng nghĩa trang liệt sĩ Trung Cộng trên đất nước Việt Nam để thờ quân giặc, đồng thời họ cho đập bỏ bia mà nhân dân dựng lên để tưởng niệm những anh hùng chống quân Trung Quốc năm nào. Đó là cái giá mà ĐCS đã sẵn sàng trả cho vai trò cai trị của nó./.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here