Ngày 15/2, phái đoàn của Triều Tiên đã có chuyền đi chầu sang Trung Quốc trước thềm cuộc gặp Mỹ – Triều tại Việt Nam. Đây không phải chuyện lạ lùng gì trong các chuyện ngoại giao của bốn quốc gia này và lần này cũng không ngoại lệ. Vậy Kim cử người đi Trung Quốc để làm gì? Và liệu rằng bên Việt Nam có bị triệu tập hay không? Và chiến dịch chia để trị, thịt Chí Phèo Triều Tiên và thằng đệ Việt Cộng của ông Trump liệu có thành công?
Các bài trước Nam đã chém gió về chiêu chia để trị và ý đồ của ông Trump muốn gửi thông điệp đến Tập Cận Bình rằng Việt Nam và Triều Tiên sẽ không còn là của Trung Quốc nữa mà phải chơi theo bài của ông Trump. Nhưng có vẻ Tập đang có một âm mưu gì đó. Nam đoán rằng âm mưu của Tập Cận Bình như thế này:
Tập Cận Bình gọi bên Kim sang sẽ nói với bên Kim rằng thì là mà hãy “tạm thời” nhượng bộ để đạt được một thỏa thuận “tối thiểu”, nghĩa là chỉ là gật đầu một chút thôi để tạo chút chút gọi là thành công để cho qua cái ngày 1/3 này đi nhằm mục đích tạo điều kiện cho Mỹ đỡ châm ngòi quả bom thuế đang treo lơ lửng trên đầu Trung Quốc. Kim và ván bài Triều Tiên sẽ là con cờ để Tập câu giờ nhằm giải quyết vấn đề chiến tranh thương mại với Mỹ. Có thể sau khi giải quyết tươm tươm chuyện chiến tranh thương mại với Mỹ và có được một số văn bản cam kết cần thiết thì Tập Cận Bình sẽ cho Kim trở mặt với Mỹ. Chính vì vậy mà Trung Quốc đăng đàn ủng hộ cuộc gặp này đi đến thành công. Điều nghi ngờ này là một hướng mà Nam đã nói ở cuối bài cùng tên nhưng ở phần 1. Việc này cũng khá trùng khớp với dự đoán Nam đã nói rằng Mỹ rất muốn những cái gật đầu của Kim và Việt Nam là một nước với vai trò thuyết khách để có được một số lời ích mà có thể Mỹ đã hứa hẹn như: Mỹ sẽ làm cảnh sát ở Biển Đông và không đề cập đến thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam hoặc các vấn đề như có thể Mỹ sẽ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường mà Việt Nam mong muốn bao lâu nay hoặc tác động đến vấn đề EVFTA giữa Việt Nam với EU. Hoặc gần đây nhất là Việt Nam được Mỹ cấp cho chứng chỉ đủ tiêu chuẩn bay thẳng sang Mỹ trước khi Kim gặp ông Trump. Chính vì vậy mà Kim khá lửng lơ con cá vàng trong vụ này và đường hoàng đi Trung Quốc. Còn Việt Nam thì sao?
Liệu Việt Nam có cử người đi Trung Quốc hoặc Trung Quốc có cho người sang Việt Nam hay không? Theo Nam nghĩ là không công khai các cuộc gặp gỡ giữa hai bên Việt Nam – Trung Quốc trong vụ này nhưng đã và sẽ có những liên lạc giữa hai nước để bàn bạc, trao đổi âm mưu. Lý do Việt Nam không dám đi công khai hoặc Trung Quốc không sang công khai là vì ngại Mỹ bởi vì Trung Quốc thì đang bị treo bom trên đầu, Việt Nam thì đang bị nhử mồi bằng những lợi ích mà Mỹ sẽ cho Việt Nam . Nếu hai nước mà công khai gặp gỡ để bàn bạc âm mưu thì sẽ làm phật lòng Mỹ. Nhất là thái độ của anh Trọng từ hôm Tết đến giờ là như bị chó ăn mất lưỡi. Không thấy đả đụng gì vấn đề cuộc gặp Mỹ – Triều hay các vấn đề quốc tế mà chỉ có Phúc là loi choi. Khả năng anh Trọng đang tránh mặt vụ này để đỡ bị khó xử hoặc việc im lặng của anh Trọng đã nằm trong kế hoạch của Trung Quốc. Có một điều Nam vẫn chưa hiểu là thái độ của Việt Nam ở Biển Đông là để Mỹ làm cảnh sát ở khu vực này và Trung Quốc ý kiến với Việt Nam thế nào về thái độ này của Việt Nam. Nó hơi sai sai với việc Việt Nam để Trung Quốc bồi đắp, quân sự hóa vùng biển này bao lâu nay. Liệu rằng có chuyện chính quyền của anh Trọng có ý định tạo phản không nhỉ hay cũng vẫn là trò đu dây ở Biển Đông nhỉ?
Nam nghĩ rằng cuộc gặp Mỹ- Triều sẽ đạt được thành công nhất định nhưng sẽ chưa có gì mang tính quyết định cả mà chỉ là tạm thời thỏa thuận để làm bàn đạp cho các bước tiếp theo của tiến trình Triều Tiên. Mục đích là câu giờ cho Trung Quốc như Nam đã nói ở trên.
Bản chất của cuộc gặp Mỹ- Triều không đơn giản là thỏa thuận hạt nhân hay chấm dứt tình trạng chiến tranh ở Triều Tiên bao năm nay mà còn là ván cờ bao trùm toàn Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc của ông Trump. Và ván bài của ông Trump cũng ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến Việt Nam qua các đường như Trung Quốc, Biển Đông… Nam nghĩ chúng ta nên theo dõi ván bài này để nắm bắt được cơ hội cũng như đưa ra các đánh giá, nhận định để xây dựng các kế hoạch cho công cuộc thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nó sẽ đóng góp một phần kha khá đấy.
Nhưng mọi người cũng phải lưu ý rằng đây chỉ là nhận định riêng của cá nhân Nam. Kiến thức cũng như khả năng phán đoán của Nam còn hạn hẹp nên mọi người hãy đọc thêm những tác giả khác để có cái nhìn khách quan và toàn cảnh hơn chứ nhận định của Nam chỉ đơn giản là một ý kiến./.
Leave a Comment