Quảng Cáo

Việt Nam sẽ trả nợ công như thế nào ?

Quảng Cáo

Ngô Nhật Đăng|

Trả nợ theo cách thông thường bằng dự trữ ngoại tệ do tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam là vô phương. Ta còn nhớ năm 2012, khi một khoản vay 2 tỷ dollar đến hạn, chính phủ đã phải lúng túng, lúc đó quỹ bảo hiểm xã hội và y tế thừa hơn 1.000 tỷ, một đại biểu quốc hội đã chất vấn : “Phải chăng chính phủ áp dụng quy chế “trả nợ chéo” lấy tiền BHXH để trả nợ nước ngoài ?”. Sau này ông Võ Hồng Phúc bộ trưởng bộ Kế hoạch đầu tư (KHĐT) cũng tiết lộ một “bí mật quốc gia” : “Chúng ta đang đi vay nợ mới để trả nợ cũ”.

Một khoản vay mà chính phủ bảo lãnh cho tập đoàn Vinashin cũng là một ví dụ, khi đến hạn một khoản nợ 60 triệu USD, chính phủ VN xù nợ bằng cách tuyên bố tập đoàn này phá sản, phân tán tài sản của Vinashin cho các tổng công ty khác. Các chủ nợ đành bán khoản nợ này cho một công ty ngoại quốc chuyên thu hồi nợ bẩn, nôm na gọi là “đòi nợ thuê” với giá 16 triệu USD, công ty này với đội ngũ luật sư đầy mánh khóe, giỏi chuyên môn và tàn nhẫn đã kiện chính phủ VN, không thể lấy quyền sai áp tài sản trong nước của con nợ, họ đã “bắt đồ” của VN ở ngoại quốc. Chúng ta còn nhớ vụ giữ máy bay của Vietnam Airline, tàu của Vinaline ở châu Âu (báo chí trong nước im re), ngoài một bài báo đăng ý kiến của ông Ninh (lúc đó là thứ trưởng bộ tài chính) tuyên bố: “Vinashin vay theo quy chế “doanh nghiệp tự vay tự trả” vì thế chính phủ VN không chịu trách nhiệm”. Bài báo này cũng bị gỡ bỏ ngay sau đó vài ngày.

Một cách trả nợ khác: Nhờ sự giúp đỡ của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), hệ quả là mọi chính sách về kinh tế đều phải thực hiện nghiêm ngặt theo quy định của IMF, đầu tiên là cắt giảm ngân sách, hệ quả là người dân phải “thắt lưng buộc bụng” (không sao, dân Việt chịu khổ quen rồi, tầng lớp trung lưu thì vẫn còn tiền để dành), nhưng quan trọng hơn nguồn gốc của các dòng tiền mờ ám sẽ bị lôi ra ánh sáng. Năm 2013, ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: “ VN không cần đến sự trợ giúp của IMF”. Học theo kinh nghiệm Nhật Bản chăng ? Từ một nước đứng hàng thứ nhì về kinh tế, sau cuộc khủng hoảng năm 97, đến nay mới gượng lại được. Có phải là do Mỹ “đánh” vì dám thách thức vị trí siêu cường của Hoa Kỳ ? Hoàn toàn không, nguyên nhân của nó chính là cái khái niệm mà các nhà nghiên cứu kinh tế chính trị đặt ra sau cuộc khủng hoảng của nước Nhật : “Chủ nghĩa tư bản thân hữu”. Đừng so sánh việc Nhật Bản đã làm với chiến dịch “diệt ruồi đả hổ” của họ Tập hay “đốt lò tôn” của ông Trọng Lú, đó là điều xúc phạm.

Một cách nữa, như Srilanka bàn giao cảng Hambantota cho Trung cộng ? Được Tàu cho vay theo kiểu “không vướng bận”. Hãy thử nghe những lời này:

“Họ xây cầu những nơi không có sông… Đó là thứ tiêu cực đang diễn ra hằng ngày trên đất nước tôi”- Bộ trưởng Bộ Tài chính Sri Lanka- “Nếu chúng tôi (chính phủ Sri Lanka) tiếp quản cảng, doanh thu từ cảng thậm chí không đủ để duy trì hoạt động và chi trả các chi phí thường xuyên khác. Vậy nên chúng tôi từ lâu đã đàm phán với chính phủ Trung Quốc rằng một bản đồ quy hoạch công nghiệp hóa tỉnh Hambantota đang được hình thành, bao gồm 50 km vuông đất mặt bằng dùng cho sản xuất công nghiệp dành riêng cho các doanh nghiệp Trung Quốc”.

Ở Việt Nam họ cũng làm đường cao tốc ở nơi không có người đi, cứ nhìn các số liệu về đường cao tốc vùng rừng núi ở miền Bắc với miền Tây Nam bộ là rõ.

Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc liệu có cứu được chính phủ cái tội “Bán nước” ?

Vẫn còn một cách: Giải tán chính phủ, chứng minh đó là “nợ ghê tởm”, thay đổi thật sự thành tâm để có thể tập trung nguồn lực với những sáng kiến của nhân dân, những người tài giỏi, tâm huyết với quê hương. Đó là sự thay đổi từ bên dưới./.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux