Không có tượng đài nào bằng tượng đài trong lòng dân

- Quảng Cáo -

TRỜI SINH DU SAO CÒN SINH LƯỢNG

Sống mỗi người một kiểu mà chết mấy ai giống ai . Có người sống trong xa hoa nhung lụa như các vị quan chức tham nhũng . Có người sống kiếp nghèo nàn , lây lất xin ăn . Có người sống lương thiện . Có kẻ sống thiệt ác nhân .
Hết sống thì lại chết . Có những cái chết làm người ta tiếc . Có những cái chết làm người ta bàng hoàng . Có những cái chết làm người ta hụt hẫng . Có những cái chết làm người ta đớn đau . Có những cái chết làm người ta ray rứt . Có những cái chết làm người ta hả hê . Đổ Phủ đã từng viết , Nhân sinh thất thập cổ lai hi . Người sống đến tuổi 70 xưa nay hiếm . Thế nên những người đã thất thập hoặc trên thất thập có qua đời thì con cháu chỉ thương chứ không tiếc . Già quá rồi , sống chỉ làm khổ cho bản thân mà cũng là gánh nặng cho con cháu và xã hội . Những người tóc còn xanh , tuổi đời còn phơi phới , giấc mộng chưa thành thì cái chết của họ để lại bao tiếc thương.

Hôm nay qua FB , tôi được biết facebooker Trương Quang Thi vừa mới qua đời. Cả cộng đồng mạng đều nhỏ giọt lệ tiếc thương . Thi có trên 20 ngàn người theo dõi . Điều đó không hề đơn giản , ngay cả những nhà báo chuyên nghiệp có lương tâm , viết hay , phản biện giỏi cũng không có số lượng người theo dõi đông đảo như vậy . Tôi không kết bạn với Thi , nhưng vào trang của em , đọc bài em viết mới hiểu đuọc vì sao nhiều người đã nhỏ nước mắt khi em ra đi .

Đối với những kẻ thủ ác , cướp của giết người không gớm tay phải chịu án tử hình như Lê văn Luyện , Nguyễn Hải Dương hay những kẻ độc tài như Saddam Hussein , Gaddafi thì cái chết của họ đuọc xem như là 1 sự trừng phạt , sự đền tội đối với những gì họ gây ra .
Cái chết cũng mỗi người mỗi kiểu . Chết vì đói . Chết vì no . Chết vì tình . Chết vì tiền . Chết vì uống thuốc quá liều . Chết vì lạnh . Chết vì nóng . Chết vì tai nạn giao thông . Chết vì đột quỵ . Chết vì uất như Chu Du với câu nói để đời , trời sinh Du sao còn sinh Lượng .Chết đã vậy mà cách chôn cũng không giống nhau . Ở Tây Tạng người ta thường Thiên táng hay còn gọi là Điểu táng . Xác người chết đuọc cắt nhỏ thành từng miếng rồi đem bỏ trên núi cao để cho kền kền đến rỉa . Người thân chỉ khóc khi kền kền không chịu rỉa vì điều đó có nghĩa là người chết không siêu thoát . Thật là 1 kiểu mai táng lạ đời . Đa phần người chết đuọc chôn xuống đất . Kiểu chôn này gọi là địa táng . Ngày nay đất chật , không đủ cho người sống thì lấy đất đâu dành cho người chết ? Ngày mồng một tôi thăm mộ chồng ở Đà Nẵng . Ngày mồng hai lại đi thăm mộ cha mạ tôi ở Huế . Đường lên mộ mỗi năm mỗi khó khăn do mộ mỗi lúc mỗi nhiều . Tôi đã dặn con cháu sau này hỏa táng cho tôi rồi rải tro xuống sông Hàn . Thiên táng . Địa táng . Hỏa táng và giờ có thêm Thủy táng .

- Quảng Cáo -

Táng kiểu gì cũng đuọc mà đừng giành đất của dân , xây lăng đắp mộ thật to như ai kia để lòng dân phải ta thán . Mộ táng càng to thì càng dễ làm mồi cho trộm cướp . Những ngôi cổ mộ của các vua chúa Ai Cập là một điển hình .

Năm ngoái khi chính phủ duyệt chi 1.400 tỷ để xây nghĩa trang cán bộ cao cấp thì nhiều người rất phản đối bởi họ muốn số tiền đó được dùng để xây bệnh viện , trường học , cầu cống… những thứ mà dân mình vẫn còn thiếu lắm. Nhìn hình ảnh những bệnh nhân chen nhau dưới gầm giường ở bệnh viện Ung Bướu thành phố HCM và bác sĩ phải ngồi xuống để tiêm . Hình ảnh những bệnh nhân nghèo sắp hàng chờ xin cơm từ thiện ở bệnh viện Ung Bướu Quận Bình Thạnh , hình ảnh những em bé ở vùng cao đi học trong giá rét với cái bụng xẹp lép vì đói và cũng những em bé đó phải lội qua sông , qua suối ,áo quần và sách vở đội trên đầu để đi tìm con chữ mà lòng ai cũng thắt và để thấy nghĩa trang trên nghìn tỉ thiệt tình là rất vô nghĩa .

Có thể nói Lênin là linh hồn của chủ nghĩa xã hội . Vậy mà ngày nay , tượng đài của ông đã bị giật sập ngay trên quê hương của ông . Thế mới biết , không có tượng đài nào bằng tượng đài trong lòng dân . Khi còn sống , có khi nào ông Chavez, lãnh tụ cộng sản của Venezuela nghĩ rằng có ngày tượng đài của mình bị người dân đập nát không ?

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here