Hội thảo UPR tại Liên Hiệp Quốc trong bối cảnh Việt Nam đàn áp nhân quyền khốc liệt

- Quảng Cáo -

SBTN

Một ngày trước khi buổi kiểm điểm định kỳ lần thứ 3 của CSVN trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, một buổi hội thảo về thực trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam đã diễn ra vào chiều ngày 21 tháng 1 vừa qua tại Geneva, Thụy Sĩ.

Buổi hội thảo do nhóm làm việc UPR gồm 10 tổ chức Việt Nam và Quốc tế như Hội Bầu Bí Tương Thân, Lao Động Việt, Đảng Việt Tân, Tổ chức Media Legal Defence Initiative, ACAT Phóng viên không biên giới đồng tổ chức.

Trong bài diễn văn khai mạc, bà Dân biểu Anna-Marie Von Arx-Vernon cho biết mục tiêu của buổi Hội Thảo là để các nhân chứng sống tường trình những thông tin trung thực nhất, bằng chứng cụ thể nhất về tình trạng vi phạm nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam. Buổi hội thảo gồm có ba phần.

- Quảng Cáo -

Phần đầu là thảo luận về những Thách Thức tình trạng Nhân Quyền tại Việt Nam qua phần trao đổi của cô Saba Ashraf, chuyên viên luật pháp của Media Defence; ông Daniel Bastard, Giám đốc văn phòng Á Châu của Phóng Viên Không Biên Giới; cô Jade Dussart, Giám đốc văn phòng Á Châu của ACAT; và anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ và là con của Ms Nguyễn Trung Tôn.

Phần thứ hai là các phát biểu của những chứng nhân từ Quốc Nội, với sự hiện diện đặc biệt của bà Nguyễn Kim Thanh, vợ TNLT Trương Minh Đức và bà Nguyễn Thị Quý, vợ TNLT Lê Đình Lượngc đến từ Việt Nam. Ngoài ra còn có hai cựu TNLT Đặng Xuân Diệu và cựu TNLT Phạm Minh Hoàng, cả 2 đều bị nhà cầm quyền trục xuất ra khỏi VN. Đặc biệt, một đoạn video ngắn do Lm. Lê Ngọc Thanh từ Sài Gòn đã tường trình về cuộc san bằng hơn 200 căn nhà vào hai ngày 4 và 8 tháng Giêng, 2019 tại vườn rau Lộc Hưng đang làm người Việt trên khắp thế giới quan tâm và phẫn nộ.

Phần thứ ba là lễ trao giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng. Ông Hoàng Tứ Duy, Phát ngôn nhân đảng Việt Tân đã giới thiệu về giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng sẽ được phát mỗi năm vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12 hàng năm, cũng là sinh nhật ông Lê Đình Lượng. Giải năm nay được ban giám khảo gồm có ba người là Luật sư Lê Công Định, Dân biểu Alan Lowenthal, nhà giáo Phạm Minh Hoàng đã quyết định trao cho nhà hoạt động xã hội Trần Thị Nga.

Luật sư Nguyễn Văn Đài đã đại diện gia đình chị Trần Thị Nga để nhận giải thưởng Lê Đình Lượng của năm 2018 và ông Phan Văn Phong, chồng chị Nga đã lên tiếng trong video gửi tới buổi hội thảo, cho biết chị Nga rất vui vì được chọn nhận giải và cám ơn ban giám khảo.

Phần thứ tư xoay quanh một số khuyến nghị đến Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc như: Chính phủ các nước đang có mối quan hệ về kinh tế, chính trị, ngoại giao, thương mại với VN cần đặt điều kiện  cải thiện nhân quyền tại VN; cần thúc đẩy để có sự minh bạch về cách thực thi luật, cụ thể là Luật an ninh mạng; người dân Việt Nam rất cần có tự do thông tin và đặc biệt tự do báo chí; vấn đề tù nhân chính trí, và cần nêu tên cụ thể của họ; các chính khách đến Việt Nam cần đòi hỏi được gặp gỡ các tù nhân lương cũng như đòi nhà cầm quyền phải trả tự do cho họ. Diễn giả cho phần này bao gồm cô Doreen Chen thuộc Destination Justice; bà Libby Liu, Giám đốc đài Á Châu Tự Do; Luật sư Nguyễn Vằn Đài; và Ông Hoàng Tứ Duy, đại diện Đảng Việt Tân.

Sau buổi hội thảo, mọi người tham dự đêm văn nghệ với chủ đề “Hát cho Đồng Bào Tôi” hướng về các tù nhân lương tâm và đồng bào qua những giòng nhạc chứa đậm tình yêu quê hương và tính khí đấu tranh.   (BBT)

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here