Hai ngày nữa tức 1/1/2019, luật an ninh mạng chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên hơn một tháng trở lại đây đã có hiện tượng đánh phá dồn dập chính kiến của người dân từ nhà cầm quyền. Nhất là sự kết hợp an ninh mạng giữa Việt Nam và Trung Quốc thông qua các cuộc gặp trao đổi trợ giúp song phương. Rất nhiều tài khoản mạng xã hội đã báo cáo rằng khi họ viết stt có chữ “Trung cẩu” là bị xóa hoặc khóa tài khoản. Đây là một chiêu hăm dọa, thăm dò của nhà cầm quyền cận ngày luật có hiệu lực.
Nhưng trên thực tế chưa có một văn bản thỏa thuận hay nhượng bộ nào từ các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội về vấn đề an ninh mạng cả. Ngoài các điều khoản mang tính an ninh chung như thế giới thì trong luật an ninh mạng của Việt Nam có rất nhiều điều khoản độc tài, vi phạm nhân quyền rất nghiêm trọng và đi ngược lại với giá trị tự do chung của thế giới. Vậy nên không có chuyện Google, Facebook hay Youtube… đồng thuận với luật này.
Bằng chứng cho sự thất bại của luật an ninh mạng là bên bộ Thông tin truyền thông buộc phải ra bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Vì không ép được các nhà dịch vụ chơi theo luật của mình nên đảng cộng sản dùng bộ quy tắc ứng xử này để xử lý người dùng mạng xã hội. Có hai loại mức áp đặt. Với nhà báo, công nhân viên chức, cán bộ nhà nước và các thành viên ở các cơ quan đoàn thể ngoại khối đảng bị áp đặt ở mức “không được phép”. Nghĩa là những đối tượng này sẽ phải ký vào bản cam kết tuân thủ nội dung của bộ quy tắc ứng xử (nội dung cụ thể mời mọi người xem trên Google). Số lượng những đối tượng này rơi vào ít nhất khoảng 12 triệu người thuộc biên chế, ăn trợ cấp, hưu trí. Có thể sẽ lan đến tầng lớp công nhân. Con số này là rất đông. Mức thứ hai là mức “không nên làm” áp dụng cho người dân tự do. Bộ quy tắc ứng xử này đều ép hoặc lừa người dân không được tham gia, cổ vũ, chia sẻ những sự thật, bất công, tiêu cực của người dân, xã hội.
Rõ ràng rằng sẽ không có việc kiểm duyệt, kiểm soát thông tin bằng luật an ninh mạng ở mạng xã hội hiện nay. Luật này chỉ có thể áp dụng cho các mạng xã hội nội địa, tương tự Trung Quốc. Và nó cũng là cái cớ để tăng cường hợp thức hóa việc bắt bớ, triệt hạ bất đồng chính kiến. Vậy nên chúng ta cứ thoải mái dùng, không phải lo về vấn đề an ninh mạng quá nhiều , kể cả các thông tin về Trung Quốc. Các hiện tượng bị báo cáo, xử lý thông tin đều do bên bộ tác chiến không gian mạng và đội dư luận viên làm mà thôi chứ không hề có sự đồng thuận của các nhà cung cấp dịch vụ./.
Leave a Comment