Tâm sự của một nhà báo “có tâm” về mạng xã hội

Ông Hồ Quang Lợi - Phó chủ tịch thường trực Hội nhà báo VN.
- Quảng Cáo -

Nguyễn Việt Nam |

Nhà báo này là bạn của Nam, xin được giấu tên. Thời gian vừa rồi Nam có đọc các thông tin về cái gọi là “bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội” và hôm qua có gọi điện nói chuyện với bạn ấy về vấn đề này xem anh ấy có cảm nghĩ ra sao vì với Nam thì anh ấy rất chân thành.

Mình thấy bên nhà nước có chỉ đạo và ra luật bắt buộc anh em nhà báo phải tuân theo cái “quy tắc sử dụng mạng xã hội”, bạn nghĩ sao về điều này?

Nói thật với bạn là cũng khá ức chế. Chúng nó cấm đoán độc tài như thế thì bẻ mẹ nó bút vứt vào sọt rác cho nó nhanh. Thực ra là trước giờ viết gì, đánh đấm thế nào cũng đều được chỉ đạo, kiềm duyệt theo chủ trương, chiến lược cả bạn ạ. Tuy nhiên là trên mạng xã hội thì thoáng hơn. Vẫn được bình luận, làm nhiều thứ mình thích mà không bị kiểm duyệt. Giờ thì ngon rồi, nói gì, viết gì cũng sợ bị mất bát cơm. Chúng nó không kiểm duyệt được mạng xã hội giờ quay ra kiểm duyệt người dùng trong nước. Không chỉ cánh nhà báo mình đâu mà công nhân viên chức, cán bộ rồi thành viên các tổ chức khác cũng vậy, rồi bị kiểm duyệt hết. Cái khốn nạn là nó đánh vào kinh tế, vào việc làm bạn ạ. Ai chẳng sợ. Thuận chúng nó thì sống, chống chúng nó thì chết. Giờ bỏ việc kiếm cái khác làm cũng được thôi nhưng trót mang trong mình cái nghiệp nên đành chịu. Biết như thế là rất hèn nhưng biết làm sao bây giờ ?

- Quảng Cáo -

Thế sao chúng ta không kêu gọi anh em cánh nhà báo tập trung phản đối hả bạn?

Bạn biết đấy, quan trọng là tiền và ích kỷ cá nhân bạn ạ. Ông nào cũng có miếng, cũng kiếm được thì làm sao dám hi sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung được bạn ơi. Ông nào cũng bụng bảo dạ rằng: Ôi kệ, trước giờ bị o ép rồi, giờ thêm tí nữa cũng có sao đâu, cùng lắm là không dùng mạng xã hội hoặc dùng nick giả tuồn tin ra cũng được nếu là người có tâm. Chứ không thì cứ ngậm miệng, giả ngoan ăn tiền vậy bạn ạ. Ông nào cũng bảo kiểu gì bọn khác nó cũng làm thay phần mình, thiếu mình thì chợ vẫn đông nên thành ra tất cả đều im lặng.

Theo bạn thì “bộ quy tắc ứng xử” có vi phạm tự do báo chí không?

Vi phạm quá đi chứ bạn. Trước giờ báo chí nước nhà có tự do chó đâu mà bạn hỏi đểu mình thế. Toàn định hướng, lèo lái rồi kiểm duyệt ấy mà. Vớ vẩn cả. Nếu mà xét về tự do báo chí chung và trách nhiệm của nhà báo trên hầu hết các nước trên thế giới là: Ông được tự do, thoải mái viết những gì ông biết nếu có đủ căn cứ, dẫn chứng chuẩn xác. Và ông phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về thông tin của mình. Nhưng ông bảo ở Việt Nam thì làm gì có chuyện ấy đâu mà. Ngay cả anh em đi lấy tin để tống tiền doanh nghiệp, cá nhân cũng đều phải có chỉ đạo cả, ăn chia này nọ lắm chứ có phải là thích thò bút vào chỗ nào cũng được đâu. Méo tròn, đảo lộn là do tiền và quyền quyết định bạn ạ. Ít khi có chỗ cho công bằng và sự thật lắm. Với lại bảo là chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bạn bảo là pháp luật ở Việt Nam nó đã nhiều cái đi ngược lại giá trị của tự do rồi. Cái này nó chặn, nó bịt cái khác để hạn chế quyền tự do của nhân dân.

Mình hỏi câu cuối là: liệu mọi người có chấp hành cái bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội này không?

Mình nghĩ là đa số sẽ chấp hành vì lý do như mình nói ở trên. Tuy nhiên là vẫn sẽ có tin tuồn ra ngoài thông qua việc mua bán tin. Hoặc nhiều anh em dùng nick ảo để viết nhưng cũng chỉ với mục đích là thỏa lòng. Kiểu như “tự diễn biến, tự chuyển hóa” mà Trọng bạc hắn hay nói ấy. Chứ đa số là bạn phải hiểu là : tin là tiền, tiền là tin. Với anh em nhà báo là như vậy nên ít ai vứt tin ra mà không nhận được tiền. Còn về phần người dân “tự do” thì ít ai chấp nhận quy tắc này.

Ừ thôi cảm ơn bạn. Lần sau có gì anh em alo trao đổi sau.

Trên đây là sơ sơ cuộc trò chuyện với cậu bạn nhà báo của Nam. Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội này là rất độc tài, mang tính chất o ép, định hướng cực đoan và ém nhẹm thông tin./.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here